Hotline 24/7
08983-08983

Cách cầm máu cho người máu khó đông?

Nhờ bác sĩ tư vấn cách cầm máu cho người mắc bệnh máu khó đông. Nếu bị đứt tay chảy máu thì nên xử trí thế nào? Xin cảm ơn. (Đỗ Thị Xuân - Hà Nội).

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Chứng máu khó đông là một tình trạng rối loạn làm giảm mạnh khả năng đông máu ở người, khiến nạn nhân chảy máu nghiêm trọng dù chỉ bị một vết thương nhẹ.

Hiện nay, bệnh máu khó đông vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn và việc điều trị phải kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán bệnh máu khó đông sớm và điều trị đúng cách thì người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường, làm việc và đóng góp cho xã hội như những người khác.

Ở người bệnh Hemophilia thể nhẹ thì tình trạng chảy máu thường ở mức độ nhẹ và không kéo dài. Nếu không may bị đứt tay gây chảy máu nhẹ có thể can thiệp ban đầu bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi, không vận động, chườm đá bên ngoài vết thương, băng ép, nâng cao vị trí vết thương.

Nhưng nếu sau 5-10 phút vết thương không cầm được máu thì cần đưa đến bệnh viện để được xử trí, điều trị kịp thời. Khi nghi ngờ bệnh nhân bị chảy máu bên trong thì ngay lập tức nên đưa đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

Lưu ý, với bệnh máu khó đông, bệnh nhân cần cẩn thận với những sinh hoạt thường ngày của mình, đi đứng nhẹ nhàng tránh những chấn thương dẫn đến chảy máu.

Tạo môi trường sống an toàn, đi ra đường đội mũ bảo hiểm, những nơi trơn trượt trong nhà cần có tay vịn, cần ánh sáng để tránh bị ngã. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khám răng miệng định kỳ để phòng những viêm nhiễm ở miệng, giảm thiểu tối đa tình trạng chảy máu do răng miệng.

Tránh dùng các thuốc có thể gây chảy máu như aspirin, histamine, không tiêm vào bắp thịt, không châm cứu. Không nên dùng thuốc kháng sinh steroid vì có nguy cơ chảy máu cao.

Trân trọng!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X