BV Việt Đức nối da đầu đứt rời bằng một nhánh động mạch
Nhờ kỹ thuật vi phẫu, các chuyên gia nối thành công các trường hợp bị lột da đầu, mang lại kết quả chức năng và thẩm mỹ cao nhất cho bệnh nhân.
Lột da đầu toàn bộ là một tổn thương nặng nề, hy hữu trên thế giới nhưng không quá hiếm ở Việt Nam. Tại Bệnh viện Việt Đức trong vòng 4 năm đã có 7 bệnh nhân lột da đầu toàn bộ được điều trị. Tất cả bệnh nhân đều là nữ, độ tuổi từ 18 - 60. Nguyên nhân tai nạn do tóc dài bị cuốn vào các động cơ tốc độ cao.
Da đầu được nối thành công
Phần da đứt rời nên rửa qua bằng nước muối sinh lý, sau đó cho vào túi bóng nilon đổ đầy nước muối sinh lý hoặc thổi đầy không khí sau đó mới ngâm vào thùng nước đá, tránh để miếng da tiếp xúc trực tiếp với đá sẽ gây bỏng lạnh.
Nếu được bảo quản đúng, thời gian thiếu máu nóng thông thường là 6h, thiếu máu lạnh có thể lên đến 20 giờ. |
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, nằm ngửa, hai kíp phẫu thuật thực hiện. Kíp 1: Xử lý da đầu, cạo sạch tóc, rửa sạch, phẫu tích cuống mạch thái dương 2 bên, động mạch, tĩnh mạch. Kíp 2: Chuẩn bị phần trung tâm, bộc lộ cuống mạch, động mạch, tĩnh mạch thái dương nông. Sau đó, tiến hành khâu nối các nhánh của động mạch, tĩnh mạch thái dương 1 hoặc 2 bên nếu có thể. Cắt bớt da thừa - đặt dẫn lưu. Khâu da thừa, băng ép nhẹ. Thời gian phẫu thuật từ 8 - 13 giờ.
Kết quả trong 7 trường hợp có 6 trường hợp thành công với 5 vạt da sống toàn bộ, 1 trường hợp” vạt da sống một phần. Để có kết quả tốt trong nối da đầu, đối với bệnh nhân sau chấn thương thường choáng, do đó cần cho thuốc giảm đau, truyền dịch, kháng sinh, truyền máu 1 - 2 đơn vị.
Theo ThS Nguyễn Hồng Hà (Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, BV Việt Đức)
Báo Khoa học & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình