Bước tiến mới trong phát hiện sớm ung thư phụ khoa
Chị em nên khám phụ khoa định kỳ và siêu âm bụng mỗi 6 tháng, làm xét nghiệm Pap và soi cổ tử cung 1 lần/ năm, tiêm vaccin HPV
Ung thư phụ khoa là cụm từ dành chung cho các ung thư ở bộ phận sinh dục của nữ giới: buồng trứng, vòi trứng, tử cung , cổ tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài.
Những tiến bộ trong phòng và phát hiện sớm ung thư phụ khoa
Một trong những nguyên nhân quan trọng của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus- HPV). HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Có 13 loại HPV liên quan với ung thư cổ tử cung.
Sau khi HPV xâm nhập vào các tế bào cổ tử cung, chúng làm biến đổi các tế bào này, trải qua nhiều năm các tế bào mới chuyển thành ác tính. Việc phát hiện sớm nhiễm các HPV là cần thiết để phòng ngừa căn bệnh này.
Mới đây, các nhà khoa học đã dùng phương pháp sinh học phân tử tìm DNA để kiểm tra người phụ nữ có bị nhiễm bất kỳ loại nào trong 13 loại HPV nói trên. Phương pháp đặc biệt có ích khi kết hợp với xét nghiệm phết Pap tìm tế bào ác tính.
Xét nghiệm Pap là một bước tiến mới nhưng cũng còn một số hạn chế như chẩn đoán khó khăn, kết quả có thể bị sai sót vì trong chất nhầy có lẫn nhiều tạp chất.
Một bước tiến nữa là việc nghiên cứu bào chế vaccin phòng nhiễm virus này, từ đó có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Hiện đã có vaccin phòng bệnh HPV nhưng giá thành còn mắc nên người dân chưa chích ngừa rộng rãi.
Ung thư cổ tử cung
Đối với ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư xuất phát từ lớp nội mạc ( lớp trong cùng của tử cung) , các nhà nghiên cứu đang đi sâu tìm hiểu về di truyền học phân tử. Trước đây, các nhà khoa học nhận thấy phụ nữ ở những gia đình có hội chứng ung thư đại tràng không phải polýp (Hereditary Nonpolyposis Colon Cancer - HNPCC) là những người có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung.
Việc xét nghiệm di truyền học có thể giúp phát hiện sớm bệnh. Hy vọng trong tương lai bằng phương pháp điều trị gen, các nhà khoa học có thể sửa chữa những sai sót của DNA gây ung thư nội mạc tử cung.
Ung thư buồng trứng
Vốn được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi khi khối u nhỏ, người bệnh không thấy bất thường nên không đi khám. Hiện tại, người ta phát hiện bằng cách thăm dò CA-125, một chất tăng lên trong máu khi có ung thư buồng trứng, nhưng nó cũng tăng lên khi có ung thư khác và một số bệnh lành tính. Do vậy, CA-125 ít giúp ích cho phát hiện bệnh sớm.
Các nhà nghiên cứu đang hướng đến việc tìm chất khác để chẩn đoán sớm và theo dõi ung thư buồng trứng. Xét nghiệm di truyền tìm các đột biến ở các gen BRCA1 và BRCA2 là một cách phòng bệnh ung thư buồng trứng.
Một phương pháp mới dùng máy phân tích tìm những thành phần protein (proteomics) do tế bào ung thư tiết ra phóng thích vào máu đang được nghiên cứu và tỏ ra rất có triển vọng trong chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng.
Những điều phụ nữ nên làm
- Vệ sinh tốt trong mỗi kỳ kinh nguyệt
- Khám phụ khoa định kỳ và siêu âm bụng mỗi 6 tháng
- Điều trị bệnh phụ khoa tích cực nếu có viêm nhiễm
- Làm Pap và soi cổ tử cung mỗi năm 1 lần
- Tiêm vaccin HPV
- Cần khám ngay khi có xuất huyết bất thường.
Những tiến bộ trong phòng và phát hiện sớm ung thư phụ khoa
Một trong những nguyên nhân quan trọng của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus- HPV). HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Có 13 loại HPV liên quan với ung thư cổ tử cung.
Sau khi HPV xâm nhập vào các tế bào cổ tử cung, chúng làm biến đổi các tế bào này, trải qua nhiều năm các tế bào mới chuyển thành ác tính. Việc phát hiện sớm nhiễm các HPV là cần thiết để phòng ngừa căn bệnh này.
Mới đây, các nhà khoa học đã dùng phương pháp sinh học phân tử tìm DNA để kiểm tra người phụ nữ có bị nhiễm bất kỳ loại nào trong 13 loại HPV nói trên. Phương pháp đặc biệt có ích khi kết hợp với xét nghiệm phết Pap tìm tế bào ác tính.
Xét nghiệm Pap là một bước tiến mới nhưng cũng còn một số hạn chế như chẩn đoán khó khăn, kết quả có thể bị sai sót vì trong chất nhầy có lẫn nhiều tạp chất.
Một bước tiến nữa là việc nghiên cứu bào chế vaccin phòng nhiễm virus này, từ đó có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Hiện đã có vaccin phòng bệnh HPV nhưng giá thành còn mắc nên người dân chưa chích ngừa rộng rãi.
Ung thư cổ tử cung
Đối với ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư xuất phát từ lớp nội mạc ( lớp trong cùng của tử cung) , các nhà nghiên cứu đang đi sâu tìm hiểu về di truyền học phân tử. Trước đây, các nhà khoa học nhận thấy phụ nữ ở những gia đình có hội chứng ung thư đại tràng không phải polýp (Hereditary Nonpolyposis Colon Cancer - HNPCC) là những người có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung.
Việc xét nghiệm di truyền học có thể giúp phát hiện sớm bệnh. Hy vọng trong tương lai bằng phương pháp điều trị gen, các nhà khoa học có thể sửa chữa những sai sót của DNA gây ung thư nội mạc tử cung.
Ung thư buồng trứng
Vốn được coi là kẻ giết người thầm lặng bởi khi khối u nhỏ, người bệnh không thấy bất thường nên không đi khám. Hiện tại, người ta phát hiện bằng cách thăm dò CA-125, một chất tăng lên trong máu khi có ung thư buồng trứng, nhưng nó cũng tăng lên khi có ung thư khác và một số bệnh lành tính. Do vậy, CA-125 ít giúp ích cho phát hiện bệnh sớm.
Các nhà nghiên cứu đang hướng đến việc tìm chất khác để chẩn đoán sớm và theo dõi ung thư buồng trứng. Xét nghiệm di truyền tìm các đột biến ở các gen BRCA1 và BRCA2 là một cách phòng bệnh ung thư buồng trứng.
Một phương pháp mới dùng máy phân tích tìm những thành phần protein (proteomics) do tế bào ung thư tiết ra phóng thích vào máu đang được nghiên cứu và tỏ ra rất có triển vọng trong chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng.
Những điều phụ nữ nên làm
- Vệ sinh tốt trong mỗi kỳ kinh nguyệt
- Khám phụ khoa định kỳ và siêu âm bụng mỗi 6 tháng
- Điều trị bệnh phụ khoa tích cực nếu có viêm nhiễm
- Làm Pap và soi cổ tử cung mỗi năm 1 lần
- Tiêm vaccin HPV
- Cần khám ngay khi có xuất huyết bất thường.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình