Bụi mịn - “sát thủ” âm thầm mỗi mùa đông và giải pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả
Bụi mịn có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc nhưng lại gây ra những tác hại vô cùng to lớn đến sức khỏe con người. Hãy trang bị những kiến thức về bụi mịn để bảo vệ bản thân và gia đình, đặc biệt là với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Mùa đông đến mang theo nỗi lo về bụi mịn
Trong những năm gần đây, ô nhiễm bụi mịn là vấn đề nổi cộm là tại các thành phố lớn. Nếu như ở khu vực miền Bắc ô nhiễm bụi mịn tập trung vào mùa đông - xuân thì tại khu vực miền Nam, ô nhiễm bụi mịn tăng cao vào mùa khô và giảm rõ rệt vào mùa mưa. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng hiện tượng ”nghịch nhiệt” đã góp phần làm tăng nồng độ bụi mịn trong không khí.
Cụ thể, thời tiết hanh khô cộng với độ ẩm không khí thấp khiến cho bụi mịn khó khuếch tán lên cao. Thêm vào đó, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội, phương tiện giao thông di chuyển nhiều khiến lượng khí thải ra môi trường cũng tăng theo.
Theo báo cáo chất lượng không khí năm 2020 của IQAir, nồng độ bụi mịn trung bình trên cả nước tăng cao vào các tháng đầu năm và cuối năm
Bụi mịn “âm thầm” phá hủy sức khỏe và làm giảm tuổi thọ trung bình của con người
Bụi mịn rất nguy hiểm bởi chúng không gây ra các vết thương mà mắt thường có thể trông thấy được, thay vào đó, chúng âm thầm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng gan, tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, trầm cảm...Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi hít phải bụi mịn thường xuyên có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Thai nhi khi sinh ra sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác như nhẹ cân, chậm phát triển hoặc tự kỷ.
Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất cần được bảo vệ trước tình trạng ô nhiễm bụi mịn
Theo “Nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019” do Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) phối hợp Trường ĐH Y tế công cộng và Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện, tuổi thọ của người Hà Nội giảm 2,49 tuổi do phơi nhiễm bụi mịn PM2.5 trong không khí, số ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2.5 năm 2019 là 2855 ca.
Đeo khẩu trang có khả năng chống lại bụi mịn là giải pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả
Trước những tác động vô cùng nguy hiểm mà bụi mịn gây ra thì mỗi người dân cần ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Bên cạnh việc hạn chế ra đường vào giờ cao điểm, lựa chọn phương tiện công cộng để làm giảm lượng khí thải thì việc đeo khẩu trang là giải pháp đơn giản và hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng. Song không phải loại khẩu trang nào cũng có thể lọc được bụi mịn.
Đeo khẩu trang khi ra đường là giải pháp được nhiều người lựa chọn để ngăn chặn bụi mịn
Dưới đây là một số lưu ý bạn có thể tham khảo để lựa chọn được chiếc khẩu trang phù hợp:
- Đọc kỹ thông số trên bao bì để kiểm tra khẩu trang có lớp lọc Meltblown hay không bởi đây chính là “màng lọc không khí” quan trọng nhất, giúp lọc cản được bụi mịn, virus, vi khuẩn.
- Lựa chọn sản phẩm có kích thước vừa khít với khuôn mặt để đảm bảo hiệu quả, nên ưu tiên chọn các loại khẩu trang có thiết kế kín như KN95 và N95 để tăng cường khả năng ngăn chặn bụi mịn
- Một số sản phẩm có thể là hàng giả, hàng kém chất lượng, bạn hãy mua khẩu trang với số lượng ít, cắt lớp khẩu trang để tìm hiểu kỹ cấu tạo trước khi mua với số lượng lớn. Lớp lọc kháng khuẩn Meltblown thật khi sờ vào sẽ cảm thấy mịn giống giấy ăn nhưng dai hơn và không thấm nước.
Khẩu trang ngăn ngừa bụi mịn cần có lớp lọc Meltblown
VG Healthcare là nhà công ty sản xuất và phân phối vật tư, thiết bị và dịch vụ y tế thế hệ mới. Sản phẩm chủ lực của VG Healthcare là các dòng khẩu trang đạt chuẩn. Hotline: +84 862 070 555 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình