BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên tư vấn: Viêm gan B, nguyên nhân và hướng điều trị?
Hóa/xạ trị ung thư, viêm gan B, điều trị gãy xương hàm mặt... là những vấn đề được BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên tư vấn trong chương trình tư vấn. Mời bạn đọc đón xem.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Trang - trangnvc****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Bố tôi 74 tuổi, bị ung thư biểu mô tuyến đã phẫu thuật cắt khối tá tụy và cho ra viện hẹn 1 tháng sau tái khám. Vì lo lắng vấn đề tài chính nên tôi muốn hỏi liệu bố tôi có phải tiếp tục điều trị khống chế ung thư và có phải hoá/xạ trị không? Với bệnh của bố tôi tuổi thọ được khoảng bao lâu? Xin cảm ơn.
Chào bác sĩ,
Bố tôi 74 tuổi, bị ung thư biểu mô tuyến đã phẫu thuật cắt khối tá tụy và cho ra viện hẹn 1 tháng sau tái khám. Vì lo lắng vấn đề tài chính nên tôi muốn hỏi liệu bố tôi có phải tiếp tục điều trị khống chế ung thư và có phải hoá/xạ trị không? Với bệnh của bố tôi tuổi thọ được khoảng bao lâu? Xin cảm ơn.
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh ung thư mật tuỵ là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn đầu tụy, một phần của ống dẫn mật, túi mật và tá tràng. Nếu khối u giai đoạn đầu, khu trú, kết quả giải phẫu bệnh của hạch vùng không thấy di căn thì có thể chỉ cần phẫu thuật. Tỷ lệ sống còn trên 5 năm sau phẫu thuật Whipple là từ 20-40% tuỳ theo giai đoạn khối u.
Hóa trị liệu có thể được đưa ra như một phương pháp điều trị bổ trợ (sau khi cắt bỏ) hoặc điều trị tân bổ trợ (trước khi cắt bỏ), nhằm tiêu diệt hết các tế bào u còn sót lại hoặc phòng ngừa tái phát. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất để quyết định phương hướng điều trị tiếp theo sau phẫu thuật là giai đoạn của khối u (kích thước khối u, mức độ xâm lấn, di căn hạch, di căn xa…), ngoài ra còn phải dựa trên tổng trạng của bệnh nhân (có chịu được tác dụng phụ của hoá trị hay không), loại tế bào u (mức độ đáp ứng với hoá/xạ). Những thông tin này chỉ có bác sĩ điều trị là nắm rõ nhất. Do đó, gia đình nên tham vấn ý kiến của người bác sĩ này, để được tư vấn đầy đủ nhất về tình hình bệnh trạng, cũng như chi phí tiếp theo tuỳ theo mức hưởng BHYT của người bệnh.
Thân mến.
Chào bạn,
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh ung thư mật tuỵ là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn đầu tụy, một phần của ống dẫn mật, túi mật và tá tràng. Nếu khối u giai đoạn đầu, khu trú, kết quả giải phẫu bệnh của hạch vùng không thấy di căn thì có thể chỉ cần phẫu thuật. Tỷ lệ sống còn trên 5 năm sau phẫu thuật Whipple là từ 20-40% tuỳ theo giai đoạn khối u.
Hóa trị liệu có thể được đưa ra như một phương pháp điều trị bổ trợ (sau khi cắt bỏ) hoặc điều trị tân bổ trợ (trước khi cắt bỏ), nhằm tiêu diệt hết các tế bào u còn sót lại hoặc phòng ngừa tái phát. Như vậy, yếu tố quan trọng nhất để quyết định phương hướng điều trị tiếp theo sau phẫu thuật là giai đoạn của khối u (kích thước khối u, mức độ xâm lấn, di căn hạch, di căn xa…), ngoài ra còn phải dựa trên tổng trạng của bệnh nhân (có chịu được tác dụng phụ của hoá trị hay không), loại tế bào u (mức độ đáp ứng với hoá/xạ). Những thông tin này chỉ có bác sĩ điều trị là nắm rõ nhất. Do đó, gia đình nên tham vấn ý kiến của người bác sĩ này, để được tư vấn đầy đủ nhất về tình hình bệnh trạng, cũng như chi phí tiếp theo tuỳ theo mức hưởng BHYT của người bệnh.
Thân mến.
Trần Thị Giang - giangunni****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Chào bác sĩ,
Em năm nay 18 tuổi bị gãy xương gò má trái và gãy xương hàm, em bị được gần 20 ngày rồi, nhưng chuẩn bị mổ thì kết quả xét nước tiểu của em có vấn đề, bị viêm đường tiết niệu. Bây giờ bác sĩ bảo em phải chữa bệnh viêm đường tiết niệu đã rồi mới phẫu thuật cố định lại xương cho em. Vậy cho em hỏi nếu em làm như vậy thì xương gò má của em có sao không ạ, vì em đọc trên mạng thấy nói để lâu thì nguy hiểm. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ. Em mới dùng chắc thuốc chống phù nề của gò má.
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Gãy xương hàm mặt là một loại chấn thương phức tạp, do có nhiều vị trí gãy, mức độ tổn thương khác nhau. Tùy từng trường hợp chỉ định có thể thay đổi từ nắn chỉnh không phẫu thuật cho tới phải phẫu thuật khẩn cấp để giải áp, cầm máu... Điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật có thể áp dụng với các trường hợp gãy ít di lệch, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh đưa các phần xương gãy về đúng vị trí giải phẫu.
Về nguyên tắc, nhiễm khuẩn tiết niệu ở người trẻ thường không nghiêm trọng, có thể điều trị bằng một số kháng sinh thông thường, ít khi chống chỉ định của phẫu thuật hàm mặt. Do đó, trường hợp này, bác sĩ chưa rõ lý do thật sự phải trì hoãn phẫu thuật, em nên tham vấn lại ý kiến của bác sĩ điều trị mới biết nguyên nhân chính xác, có thể do tổn thương hàm mặt chưa cần thiết phải phẫu thuật khẩn cấp nên êkip phẫu thuật quyết định trì hoãn để điều trị các vấn đề nội khoa cho ổn định.
Thân mến.
Về nguyên tắc, nhiễm khuẩn tiết niệu ở người trẻ thường không nghiêm trọng, có thể điều trị bằng một số kháng sinh thông thường, ít khi chống chỉ định của phẫu thuật hàm mặt. Do đó, trường hợp này, bác sĩ chưa rõ lý do thật sự phải trì hoãn phẫu thuật, em nên tham vấn lại ý kiến của bác sĩ điều trị mới biết nguyên nhân chính xác, có thể do tổn thương hàm mặt chưa cần thiết phải phẫu thuật khẩn cấp nên êkip phẫu thuật quyết định trì hoãn để điều trị các vấn đề nội khoa cho ổn định.
Thân mến.
Nguyến An - iura****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Em năm nay 20 tuổi, gần đây em có phát hiện vú bên trái (ở chính giữa) có cục đường kính hơn 1cm như hồi dậy thì, bình thường không đau, ấn vào thì có cảm giác đau, không có mủ hay loét gì ạ, em không có hạch ở nách. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có phải dấu hiệu của u vú không ạ? Mọi thứ sinh lí em vẫn bình thường.
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Một khối u ở vú tình cờ phát hiện, cần phải được thăm khám trực tiếp và siêu âm kiểm tra. Khối u đó có thể là khối u lành tính hoặc ác tính, không triệu chứng, không có hạch ở nách chưa hẳn là lành tính, nhất là những ung thư giai đoạn đầu thường không triệu chứng. Do đó, bạn nên khám chuyên khoa Ung Bướu để chẩn đoán sớm và điều trị bạn nhé!
Thân mến.
Thân mến.
Phan Duong - kiemkhac****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Em thường hay bị nghẹt mũi 1 bên (lúc bên phải, đôi khi lại bên trái ) đi khám bệnh có nội soi và bác sĩ nói có tồn dư VA, hiện tại nếu không mổ cũng không ảnh hưởng lắm. Em nghe nói nếu để lâu thì có thể ung thư, không biết có phải không, nếu mổ thì thời gian nằm viện là bao lâu, chi phí mổ tầm bao nhiêu, và có được bảo hiểm y tế thanh toán không. Em cảm ơn !
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Ở trẻ em 1-6 tuổi, khi cơ thể nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi, VA sẽ sưng to, gây bít kín mũi sau và ngạt mũi. VA sẽ tự teo dần khi lớn lên, tuy nhiên một số trường hợp vẫn còn tồn tại và sưng to khi bị viêm nhiễm, gây cảm giác khó chịu, gọi là VA tồn dư – đây là tổn thương lành tính hoàn toàn không phải là khối u ác tính. Tuy nhiên cần chẩn đoán phân biệt với ung thư vòm.
Do vậy, nạo VA tồn dư và gửi đi làm giải phẫu bệnh có thể giúp xác định chẩn đoán. Nạo VA thường được thực hiện trong 1-2 giờ và bệnh nhân xuất viện trong ngày. Chi phí mổ tầm trên dưới 10 triệu, BHYT sẽ thanh toán nếu đúng tuyến và chẩn đoán phù hợp.
Nếu như ngại “đụng chạm dao kéo” và tình trạng nghẹt mũi, ù tai ít xảy ra, bác sĩ điều trị cho rằng khối u này là u lành (VA), bạn có thể đề nghị được điều trị nội khoa bảo tồn, nội soi theo dõi sự phát triển của khối này bạn nhé!
Thân mến.
Do vậy, nạo VA tồn dư và gửi đi làm giải phẫu bệnh có thể giúp xác định chẩn đoán. Nạo VA thường được thực hiện trong 1-2 giờ và bệnh nhân xuất viện trong ngày. Chi phí mổ tầm trên dưới 10 triệu, BHYT sẽ thanh toán nếu đúng tuyến và chẩn đoán phù hợp.
Nếu như ngại “đụng chạm dao kéo” và tình trạng nghẹt mũi, ù tai ít xảy ra, bác sĩ điều trị cho rằng khối u này là u lành (VA), bạn có thể đề nghị được điều trị nội khoa bảo tồn, nội soi theo dõi sự phát triển của khối này bạn nhé!
Thân mến.
Lê vương - Vuonghtc20****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Chào bác sĩ,
Năm nay cháu 26, lúc trước mắt cháu bị chấn thương và mổ bong võng mạc cắt dịch kính và bơm dầu nhưng khi cháu đi hút dầu ra thì mắt của cháu lại bong và hỏng hẳn rồi giờ nó đã trắng gần hết con ngươi, cháu muốn hỏi là giờ cháu muốn đi múc bỏ cái mắt này đi và thay mắt giả có được không ạ?
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Điều trị bong võng mạc do chấn thương khó khăn phức tạp hơn so với các trường hợp khác, nguyên nhân là do các tổn thương phối hợp cần xử lý đồng thời như xuất huyết, nhiễm trùng có mủ trong mắt, có dị vật trong mắt, kẹt võng mạc vào vết thương thành nhãn cầu... Một số trường hợp do bệnh nặng nên cần phải mổ thêm một hoặc hai lần nữa. Mắt của bạn hiện không còn nhìn thấy và không còn khả năng phẫu thuật nhưng để nguyên như vậy cũng không ảnh hưởng gì cho hốc mắt cả. Nếu vì lý do thẩm mỹ, bạn nên quay lại bệnh viện Mắt để thăm khám lại, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng còn cứu vãn được hay không, nếu không thể sẽ tiến hành lắp mắt giả cho bạn, bạn nhé!
Thân mến.
Thân mến.
Huỳnh Trường - hoangngocmy.ho****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Mẹ tôi xét nghiệm có kết quả carcinom di căn hạch nghỉ nhiều carinom tế bào gai di căn. Vậy xin hỏi có phải là ung thư không, đó là ung thư gì, liệu bệnh tình của mẹ tôi có chữa được không. Mẹ tôi bị tim dẫn đến đột quỵ liệt nửa người, ảnh hưởng đến thần kinh và không biết gì. Xin bác sĩ tư vấn.
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Theo như kết quả mà bạn cung cấp, bệnh của mẹ bạn đã được chẩn đoán là ung thư di căn hạch, nhưng nguồn gốc ung thư từ đâu di căn đến thì chưa được biết rõ. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng nguyên phát để dự đoán và tầm soát khối u nguyên phát hoặc chụp CT toàn thân, nội soi dạ dày, đại tràng để làm rõ chẩn đoán.
Nếu tìm ra khối u nguyên phát sẽ dùng phẫu thuật, hoá trị hoặc xạ trị tuỳ vị trí. Trong trường hợp này, gia đình cần bàn bạc lại để xác định rõ tình trạng của bà hiện tại có cần thiết phải làm tích cực hay không, làm rõ chẩn đoán rồi có chịu được cuộc mổ hay hoá trị hay không cũng như mong muốn của các thành viên khác trong gia đình thế nào để trao đổi thêm với bác sĩ điều trị.
Thân mến.
ZL Xi Trum
Chào bác sĩ,
Cho em hỏi là em thường xuyên bị chóng mặt kèm theo 2 lỗ tai căng cứng không còn cảm giác và không nghe được gì, sau đó đầu quay cuồng và bắt đầu ói. Và em bị vậy khoảng 4 năm, em đã đi nhiều bác sĩ, kể cả nằm viện để điều trị nhưng cũng chỉ được vài ngày là bị lại. Vậy cho e hỏi trường hợp của em có thể chụp MRI đầu được không và chi phí chụp MRI đầu là bao nhiêu ạ? Em cám ơn nhiều ạ.
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Em nhập viện bác sĩ nói em bị hạ canxi máu và rối loạn tiền đình, em hiện đang làm công nhân, 35 tuổi ạ. Thường bị chóng mặt nếu em đi bác sĩ tư nhân uống thuốc mạnh mỗi ngày 70 ngàn thì khoảng 4 ngày mới khỏi, nếu thuốc nhẹ hơn tuần mới khỏi và khoảng 15 ngày là em bị lại. Em bị vậy hơn 4 năm nay rồi ạ nhưng càng ngày càng nhiều hơn ạ.
Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong, gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai, đôi lúc gây cảm giác đầy tai. Nguyên nhân của bệnh Meniere chưa được xác định rõ ràng. Bệnh có thể là do sự bất thường về thể tích hoặc thành phần của chất dịch ở tai trong.
Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gồm có: bất thường về giải phẫu, mắc các bệnh dị ứng, bệnh tự miễn, khuyết tật bẩm sinh...
Để chẩn đoán cần làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu như đo thính lực, kết hợp các xét nghiệm hình ảnh học tìm nguyên nhân. Điều trị bệnh cũng có nhiều phương pháp tuỳ vào mức độ biểu hiện và đáp ứng, nếu không tìm ra nguyên nhân thì gần như phải uống thuốc kéo dài kết hợp với các phương pháp thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh tái phát. Tốt nhất bạn nên khám và xin chuyển BHYT tới bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để chẩn đoán và điều trị tiếp bạn nhé!
Bệnh Meniere là một rối loạn ở tai trong, gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai, đôi lúc gây cảm giác đầy tai. Nguyên nhân của bệnh Meniere chưa được xác định rõ ràng. Bệnh có thể là do sự bất thường về thể tích hoặc thành phần của chất dịch ở tai trong.
Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh gồm có: bất thường về giải phẫu, mắc các bệnh dị ứng, bệnh tự miễn, khuyết tật bẩm sinh...
Để chẩn đoán cần làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu như đo thính lực, kết hợp các xét nghiệm hình ảnh học tìm nguyên nhân. Điều trị bệnh cũng có nhiều phương pháp tuỳ vào mức độ biểu hiện và đáp ứng, nếu không tìm ra nguyên nhân thì gần như phải uống thuốc kéo dài kết hợp với các phương pháp thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh tái phát. Tốt nhất bạn nên khám và xin chuyển BHYT tới bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để chẩn đoán và điều trị tiếp bạn nhé!
Thân mến.
Nguyễn Thái - ngtht****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Em chào bác sĩ, khoảng 2 ngày nay em bị đi cầu ra váng mỡ vàng, thỉnh thoảng trong ngày em xì hơi cũng ra váng mỡ. Em vẫn sinh hoạt bình thường, không bị bón, không đau bụng, trước giờ em chưa bao giờ bị như vậy. Cho em đó là biểu hiện của bệnh gì ạ?
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy phân mỡ: do bệnh lý của hệ mật, tuỵ, bệnh lý niêm mạc ruột non, bệnh di truyền… Nếu tình trạng mới xuất hiện 2 ngày nay, nguyên nhân có thể xuất phát từ tình trạng viêm của ruột non hoặc hệ mật tuỵ, bạn nên khám chuyên khoa tiêu hoá để bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm phân và siêu âm bụng để đánh giá thêm bạn nhé!
Thân mến.
Lê Mạnh Hà - halm****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Chỉ số xét nghiệm máu của em như sau:
Miễn dịch HBsAg miễn dịch tự động (Dương tính) 388
Định lượng Anti-HBs (HBsAb) <2 (Âm tính);
Định lượng Acid Uric (Máu) : 424;
Định lượng Cholesterl (Máu) : 7,04;
Định lượng Triglyceride (Máu): 5,55;
Định lượng LDL-C: 4,02;
Đo hoạt độ ATS(GOT): 41 U/l;
Đo hoạt độ ALT(GPT): 63 U/l;
Đo hoạt độ GGT: 181 U/l;
Hiện giờ em đang uống lá xạ đen và thuốc MELOPOWER 300mg. Xin hỏi bác sĩ em bị mắc bệnh gì và hướng điều trị. Chân thành cảm ơn !
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Theo kết quả xét nghiệm, tình trạng bạn mắc phải là viêm gan, nguyên nhân có nhiều loại phối hợp, bao gồm nhiễm siêu vi B, rối loạn mỡ máu và có thể do rượu hoặc thuốc độc gan. Bạn nên ngưng các loại thuốc, lá cây hiện dùng và khám chuyên khoa tiêu hoá gan mật ngay để được bác sĩ xác định nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị đặc hiệu đối với siêu vi B nếu cần thiết bạn nhé!
Thân mến.
Hoàng Gia Tường - hoanggiatuon****@gmail.com
Chào bác sĩ,
Em bị nổi hạch ở cổ và bẹn có đi khám thì bác sĩ chỉ siêu âm hạch ở cổ, kết quả bị viêm hạch và cho em thuốc vinsolon uống trong 1 tuần kết quả siêu âm của em chỉ ghi là rốn hạch rỏ, vậy cho em hỏi tại sao không siêu âm vùng bẹn và như vậy có phải là chẩn đoán thiếu sót không ạ?
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Hạch to ở cổ và bẹn có nhiều nguyên nhân, có thể là hạch viêm phản ứng do nhiễm khuẩn thông thường, tại chỗ, cũng có thể hạch to do lao hạch, ung thư hạch hoặc ung thư ở nơi khác di căn tới hạch, một số bệnh lý tự miễn… Vinsolon là thuốc kháng viêm mạnh nhưng không thể chữa dứt điểm được nguyên nhân trong trường hợp này. Bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa Ung Bướu để khám và làm rõ chẩn đoán bạn nhé!
Thân mến.
Trần Quang Hiền - anhhi****@gmail.com
Xin chào bác sĩ,
Tôi bị đứt toàn bộ gân cổ tay phải, chẩn đoán bệnh là đứt dây thần kinh phức tạp, tôi đã nối gân được 2 năm, giờ bàn tay khoẻ cầm được vật to nặng, bé khó cầm do ngón tay bị co và khó duỗi thẳng, bàn tay bị tê 24/24h. Xin bác sĩ tư vấn liệu tôi có thể phục hồi hết tê tay và co duỗi các ngón tay bình thường không. Xin cảm ơn và rất mong sự hồi đáp của bác sĩ.
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên trả lời:
Chào bạn,
Chấn thương thần kinh ở bàn tay là chấn thương phức tạp, kỹ thuật vi phẫu hiện nay mang lại nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ di chứng. Bạn có thể thử các bài tập vật lý trị liệu, có thể mang lại hiệu quả phần nào dù muộn. Nếu khó khăn vận động do sẹo rút có thể can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh. Đối với triệu chứng tê bì ngoài da, điều trị can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật phong bế thần kinh nếu không đáp ứng với thuốc. Bạn nên khám chuyên khoa thần kinh để được đánh giá trực tiếp và đưa ra hướng xử trí thích hợp bạn nhé!
Chấn thương thần kinh ở bàn tay là chấn thương phức tạp, kỹ thuật vi phẫu hiện nay mang lại nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ di chứng. Bạn có thể thử các bài tập vật lý trị liệu, có thể mang lại hiệu quả phần nào dù muộn. Nếu khó khăn vận động do sẹo rút có thể can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh. Đối với triệu chứng tê bì ngoài da, điều trị can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật phong bế thần kinh nếu không đáp ứng với thuốc. Bạn nên khám chuyên khoa thần kinh để được đánh giá trực tiếp và đưa ra hướng xử trí thích hợp bạn nhé!
Thân mến.
Thực hiện: Thanh Thủy - Ảnh: Viết Hưởng
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình