Biến chứng mờ mắt do tiểu đường: phát hiện sớm để điều trị kịp thời
Một trong những biến chứng ở người mắc bệnh tiểu đường là biến chứng mờ mắt, đây là một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa, nhưng nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu thì có thể phục hồi hiệu quả.
I. Nguyên nhân nào dẫn đến biến chứng mờ mắt do tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường do không giữ ổn định đường huyết, đường huyết tăng mà trong lòng mạch xuất hiện rất nhiều “rác” gây stress oxy hóa, viêm nhiễm kéo dài và một số biến trong đó có mờ mắt.
Người bị tiểu đường sẽ kèm theo hiện tượng thị lực suy giảm, mờ mắt đều là do lượng đường trong máu cao làm sưng thủy tinh thể và thay đổi khả năng nhìn. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao trong thời gian dài thậm chí nó có thể khiến cho các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt bị hỏng, chất lỏng bị rò rỉ gây sưng tấy ở mắt và tăng sinh mạch máu mới.
II. Dấu hiệu nào cảnh báo biến chứng mờ mắt do tiểu đường?
Các triệu chứng ban đầu của biến chứng mờ mắt là: Bắt đầu xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn của mắt; có các tia sáng lóe lên; các lỗ hổng trong tầm nhìn hoặc một tầm nhìn mờ đột ngột, cực đoan.
Mắt mờ cũng có thể là triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp, khi mà áp lực trong mắt gây tổn thương thần kinh thị giác. Nếu bạn có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp là gấp đôi so với những người trưởng thành khác. Các triệu chứng khác của bệnh tăng nhãn áp có thể bao gồm: Mất tầm nhìn ngoại biên hoặc tầm nhìn hình ống vầng hào quang xung quanh tia sáng; đỏ mắt; đau mắt; buồn nôn hoặc nôn.
Tầm nhìn của người bị mờ mắt do tiểu đường lúc đầu bị cản trở do sự xuất hiện của các đốm đen, các tia sáng lóe lên. Hoặc họ cũng sẽ cảm thấy tầm nhìn ngày càng trở nên xấu đi, tự nhiên mắt mờ đột ngột, tầm nhìn như có lỗ hổng.
III. Biến chứng mờ mắt do tiểu đường có diễn tiến như thế nào?
Các triệu chứng ban đầu của biến chứng mờ mắt là bắt đầu xuất hiện các đốm đen trong tầm nhìn của mắt, có các tia sáng lóe lên, các lỗ hổng trong tầm nhìn hoặc một tầm nhìn mờ đột ngột, cực đoan.
Bệnh võng mạc tiểu đường là một thuật ngữ mô tả các rối loạn võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Một số trong những rối loạn này bao gồm phù hoàng điểm và bệnh võng mạc tăng sinh.
Phù hoàng điểm là điểm vàng bị sưng lên do rò rỉ chất lỏng. Hoàng điểm là một phần của võng mạc cho bạn trung tâm nhìn sắc nét. Các triệu chứng khác của phù hoàng điểm bao gồm tầm nhìn lượn sóng và màu sắc thay đổi.
Bệnh võng mạc tăng sinh là khi mạch máu bị rò rỉ vào trung tâm của mắt. Nhìn mờ là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh này đang xảy ra. Bạn cũng có thể thấy nhiều đốm hoặc điểm mờ trôi nổi, hoặc gặp rắc rối với tầm nhìn vào ban đêm.
Mắt mờ cũng có thể là triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp, khi mà áp lực trong mắt gây tổn thương thần kinh thị giác. Nếu bạn có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp là gấp đôi so với những người trưởng thành khác. Các triệu chứng khác của bệnh tăng nhãn áp có thể bao gồm: Mất tầm nhìn ngoại biên hoặc tầm nhìn hình ống vầng hào quang xung quanh tia sáng, đỏ mắt, đau mắt, buồn nôn hoặc nôn.
Đục thủy tinh thể khiến thủy tinh thể của mắt bị đục, những người bị tiểu đường có xu hướng phát triển đục thủy tinh thể ở độ tuổi trẻ hơn so với những người trưởng thành khác. Các triệu chứng đục thủy tinh thể khác bao gồm: màu sắc bị nhạt dầm, tầm nhìn bị che khuất hoặc mờ, nhạy cảm với ánh sáng, ánh sáng chói hoặc quầng sáng quanh đèn, tầm nhìn không cải thiện với kính mới hoặc đơn thuốc phải thay đổi thường xuyên.
IV. Người bị biến chứng mờ mắt do tiểu đường cần lưu ý những gì?
Với những người bị mờ mắt do tiểu đường, để chăm sóc mắt tốt nhất, người bệnh nên:
Đối với tiểu đường type 1: Nên đi kiểm tra mắt giãn hoàn toàn trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán tiểu đường
Đối với tiểu đường type 2: Ngay sau khi được chẩn đoán tiểu đường nên kiểm tra mắt để đánh giá và tiên lượng biến chứng mờ mắt ở bệnh nhân tiểu đường.
Để cải thiện tình trạng mờ mắt do tiểu đường tốt nhất người bệnh nên cố gắng đưa lượng đường trong máu về phạm vi mục tiêu 70mg/dL - 130mg/dL trước bữa ăn và dưới 180 mg/dL trong 1 - 2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn.
Xem thêm: Cách chăm sóc mắt khi bị bệnh tiểu đường
V. Biến chứng mờ mắt do tiểu đường khi nào cần gặp bác sĩ?
Điều quan trọng là người bệnh tiểu đường cần:
Thường xuyên kiểm tra cả sức khỏe lẫn khám mắt
Trong quá trình khám mắt đảm bảo cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin như: Các triệu chứng bạn đang gặp phải về mắt; trao đổi với bác sĩ về lịch sử sức khoẻ của cá nhân và gia đình cũng như các loại thuốc đang sử dụng.
Mờ mắt có thể là một vấn đề nhỏ với các cách khắc phục nhanh, chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt hoặc đeo một chiếc mắt kính. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh mắt nghiêm trọng hoặc một bệnh lý tiềm ẩn khác ngoài bệnh tiểu đường.
Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy thị lực của mình thay đổi đột ngột, bao gồm: Thường xuyên xuất hiện những đốm đen khi nhìn hoặc có tình trạng các tia sáng lóe lên trong tầm nhìn; mờ mắt đột ngột hoặc mờ mắt kéo dài; tầm nhìn có cảm giác như có rèm bị kéo qua mắt.
Những thay đổi này trong thị giác của bạn có thể là triệu chứng của biến chứng võng mạc bị tách rời. Đây là một trường hợp khẩn cấp về y tế.
VI. Làm thế nào để phòng tránh mờ mắt do tiểu đường?
Để phòng tránh biến chứng tiểu đường làm mờ mắt, bạn cần kiểm soát tốt: Đường huyết và chỉ số HbA1c: trong đó mức đường huyết mục tiêu khi đói là 4,4 – 7,2 mmol/L. HbA1c mục tiêu ≤ 7%; kiểm soát huyết áp < 140/90 mmHg; kiểm soát cholesterol máu: LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L) đối với bệnh nhân chưa có biến chứng tim mạch; bỏ hút thuốc lá
Kiểm tra mắt định kỳ:
- Tiểu đường type 1: Khám mắt hàng năm nên bắt đầu trong vòng 5 năm kể từ khi được chẩn đoán
- Tiểu đường type 2: Khám mắt hàng năm nên bắt đầu ngay sau khi chẩn đoán.
Mang thai: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 và tuýp 2 cần khám mắt trước khi mang thai hoặc trong vòng 3 tháng đầu. Bác sĩ có thể muốn bạn lặp lại kiểm tra sau đó trong thai kỳ và cho đến khi con bạn được 1 tuổi.
Những phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ thường không cần khám mắt vì họ không phát triển bệnh mắt do tiểu đường khi mang thai.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình