Hotline 24/7
08983-08983

Bị u trực tràng có khiến thay đổi thói quen đi ngoài?

Tôi năm nay 35 tuổi. Cách đây 2 năm tôi đi nội soi đại trực tràng thì bị trĩ nội độ 2 đại tràng bình thường tôi đã điều trị trĩ nội.

Chào bác sĩ,

Tôi năm nay 35 tuổi. Cách đây 2 năm tôi đi nội soi đại trực tràng thì bị trĩ nội độ 2 đại tràng bình thường tôi đã điều trị trĩ nội. Tuy nhiên gần một năm nay tôi đi ngoài phần lớn phân vẫn theo khuôn bình thường nhưng cuối bãi thì phân bè bè không tròn theo khuân thường cảm giác mót đi cầu thường xuyên phân không có máu hay nhày không táo bón.

Tôi băn khoăn là liệu phân bè bè ở cuối bãi có phải là do co khối u nào đó ở đại trực tràng hay không tôi rất lo lắng, mong bác sĩ tư vấn giúp. Xin cảm ơn bác sĩ.

(Mai Hiền - Thanh Hoa)

Hình minh họa. Nguồn Internet

Chào bạn,

Trong bệnh lý u trực tràng ngoài thay đổi tính chất phân hình dạng phân, người bệnh còn thay đổi cả thói quen đi cầu như táo bón, táo bón xen lẫn với tiêu lỏng. Bạn đừng quá lo lắng.

Trước tiên bạn hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa ngoại tiêu hoá để được thăm khám hậu môn trực tràng. Nếu có nghi ngờ bệnh lý u trực tràng bạn sẽ được nội soi đại trực tràng kiểm tra bạn nhé.

Thân mến!

BS Trần Thị Thu Cúc
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
 

Hình dáng của phân có thể chẩn đoán tình trạng bệnh:

Để thuận tiện trong việc đánh giá, các chuyên gia y tế sử dụng Bảng phân loại Bristol và chia phân ra làm 7 nhóm.

Trong đó:

- Loại 1: Phân cứng, dạng cục và rời rạc, giống các hạt đậu (khó đi ngoài)

- Loại 2: Phân giống xúc xích nhưng có dạng cục dính

- Loại 3: Phân giống xúc xích nhưng có nhiều vết nứt trên bề mặt

- Loại 4: Phân giống xúc xích hoặc dạng con rắn, trơn và mềm

- Loại 5: Phân có dạng viên tròn mềm với các góc cạnh rõ (dễ đại tiện)

- Loại 6: Các mẫu phân nhuyễn mịn, đường rìa rách nhiều chỗ, phân mềm xốp

- Loại 7: Dạng lỏng hoàn toàn

Trong đó, loại 1 và 2 chỉ ra tình trạng táo bón, loại 3 và 4 là phân lý tưởng, dễ đại tiện và loại 5, 6,7 có xu hướng phân lỏng hay tiêu chảy.

Ngoài ra, màu sắc của phân có thể chỉ ra nhiều căn bệnh và vấn đề về sức khỏe cần được chú ý.

Xanh lá cây: Nếu phân có màu xanh lá nhạt, hãy xem bạn có ăn bất cứ loại rau gì trong vòng 24 giờ không bởi đó có thể là nguyên nhân. Phân xanh còn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Trắng: Phân trắng thường do thiếu hụt mật, có thể là kết quả của việc tắc nghẽn ống dẫn mật. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng, nước tiểu sẫm màu và vàng da vàng mắt.

Đen: Nguyên nhân phổ biến gây ra phân đen là do thức ăn, những thực phẩm màu đen và xanh, như quả việt quất hoặc cam thảo,… hoặc do uống rượu đêm. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chảy máu trong ruột. nếu bạn thải ra phân màu đen với mùi hôi thối khủng khiếp mà trong vòng 16 giờ trước đó, bạn không hề uống một ngụm rượu nào thì hãy đến đi khám bệnh ngay.

Đỏ tươi: Màu sắc này có thể do bạn ăn củ cải đường, cà chua hoặc thực phẩm có màu đỏ. Tuy nhiên, nếu phân có những đốm đỏ tươi, hoặc những dải màu máu tươi, thì đó là một dấu hiệu đáng báo động. Nó có thể là một vết nứt hậu môn hoặc nghiêm trọng hơn như bệnh trĩ, viêm loét đại tràng loét, hoặc thậm chí là ung thư.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X