Bị thiếu máu nên ăn gì?
Mẹ tôi bị tụt hồng cầu, như vậy về lâu dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? mẹ nên ăn uống như thế nào để khắc phục tình trạng này?
Mẹ tôi 48 tuổi, đi xét nghiệm máu bác sĩ nói bị tụt hồng cầu, như vậy về lâu dài có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Mẹ nên ăn uống như thế nào để khắc phục tình trạng này? Mong BS tư vấn giúp, xin cảm ơn. (Tran Thi Hong Phuong - TP.HCM)
Chào bạn,
Bạn nói mẹ bạn bị tụt hồng cầu nhưng không nói rõ chỉ số hồng cầu, hemoglobin, huyết sắc tố (HCT), các thành phần khác của hồng cầu, gan, lách hạch có lớn không nên chúng tôi khó xác định nguyên nhân gây thiếu máu là nguyên nhân nào để tư vấn cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo về thiếu máu như sau:
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng môi trường sống.
Các triệu chứng thường gặp cho các bệnh lý thiếu máu: da niêm mạc xanh xao, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt khi thay đổi tư thế, dễ bị ngất, cảm giác hồi hộp, chán ăn, buồn nôn. Tùy trường hợp có thể kèm theo gan, lách, hạch to.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu: do mất máu, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12, loét dạ dày tá tràng, bệnh lý về máu, sốt rét ác tính, nhiễm giun móc.
Phòng ngừa:
Việc điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân. Theo chúng tôi bạn nên đưa mẹ đi khám nội tổng quát để tìm nguyên nhân và có giải pháp điều trị đồng thời được tư vấn chế độ ăn cho phù hợp.
Bị thiếu máu nên ăn gì?
Chào bạn,
Bạn nói mẹ bạn bị tụt hồng cầu nhưng không nói rõ chỉ số hồng cầu, hemoglobin, huyết sắc tố (HCT), các thành phần khác của hồng cầu, gan, lách hạch có lớn không nên chúng tôi khó xác định nguyên nhân gây thiếu máu là nguyên nhân nào để tư vấn cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo về thiếu máu như sau:
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng môi trường sống.
Các triệu chứng thường gặp cho các bệnh lý thiếu máu: da niêm mạc xanh xao, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt khi thay đổi tư thế, dễ bị ngất, cảm giác hồi hộp, chán ăn, buồn nôn. Tùy trường hợp có thể kèm theo gan, lách, hạch to.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu: do mất máu, thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12, loét dạ dày tá tràng, bệnh lý về máu, sốt rét ác tính, nhiễm giun móc.
Phòng ngừa:
Về chế độ ăn uống, cần bổ sung các thức ăn giàu chất sắt như: gan, tim, cật, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo); hải sản; trái cây như mơ, mận đỏ, nho; một số loại trái cây có màu đỏ; các loại đậu hạt; các loại rau xanh: cải ngọt, cải bẹ xanh, rau muống, rau lang; một số loại bánh mì và ngũ cốc. Vo gạo không nên chà xát quá trắng.
Việc điều trị thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân. Theo chúng tôi bạn nên đưa mẹ đi khám nội tổng quát để tìm nguyên nhân và có giải pháp điều trị đồng thời được tư vấn chế độ ăn cho phù hợp.
BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo - AloBacsi.vn
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình