Hotline 24/7
08983-08983

Bí quyết ứng phó với bệnh đau cổ vai gáy

Con bị mỏi cổ, phải nằm xuống mới thấy đỡ. Mong được bác sĩ đưa ra lời khuyên để giải quyết tình trạng này của con ạ. Con cảm ơn.

[HOI]Chào BS, con là nam, năm nay học lớp 12. Cách đây 1 tháng sau khi ngủ dậy con bị đau cổ, không xoay đầu được (trước khi ngủ bình thường). Con thoa dầu vài ngày thì khỏi, nhưng từ đó đến nay con hay bị mỏi cổ, phải nằm xuống mới thấy đỡ. Việc này ảnh hưởng khá nhiều đến chuyện học tập trong lớp của con. Mong được bác sĩ tư vấn.

Kunboy - kunboy…@gmail.com[/HOI]
[DAP]Chào bạn,

Theo những triệu chứng mà bạn đã nêu phần lớn đã chứng tỏ bạn mắc chứng bệnh đau cổ vai gáy. Đây là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo hạn chế vận động quay cổ, quay đầu.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, song tất cả đều dẫn tới một hội chứng cuối cùng đó là người bệnh bị đau cơ ở vùng vai gáy và hạn chế vận động quay đầu, quay cổ. Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, có nhiều người bệnh bỗng dưng sau một đêm ngủ dậy thấy xuất hiện đau vùng cổ, vai, gáy. Do đó biểu hiện đầu tiên mà người người bệnh thấy đó là hiện tượng đau cơ vùng cổ gáy, vai và có thể cả phần lưng trên.

Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu như không quay đầu thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không quay lại phía sau được. Tình trạng này có thể xuất hiện một cách tự phát hoặc xuất hiện sau khi các bạn lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng hoặc bị nhiễm lạnh.

Để ứng phó với bệnh đau cổ vai gáy này, giảm ảnh hưởng bệnh đến quá trình học tập, bạn nên đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân, xác định xem có hiện tượng chèn ép gây tổn thương dây thần kinh hay không. Cùng với đó các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

1. Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

Không nên cố gắng quay đầu hoặc quay cổ. Lúc này chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng hiện tại, không nên cố làm tăng biên độ như bình thường. Nên hạn chế việc quay đầu và nghiêng đầu để cho bệnh tự phục hồi.

Không nên ngồi trước quạt hoặc ngồi điều hòa, vì chỉ càng làm cho các cơ bị co cứng và đau nhiều hơn mà thôi.

Có thể chườm ấm vùng cổ vai hay chiếu đèn hồng ngoại.

Có thể nhờ người xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy trong khoảng 10 -15 phút. Việc làm này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt, cơ được thư giãn, giảm đau.

Khi tắm, nên sử dụng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh.

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, có liên quan tới sự thiếu máu hoặc co mạch thì các biện pháp trên sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đau cổ vai gáy trong 2 -3 ngày.

2. Trường hợp bệnh ở mức độ vừa

Với trường hợp bệnh ở mức độ vừa, người bệnh có thể phải sử dụng một số loại thuốc như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,...
  • Sử dụng miếng dán Salonpas để giảm đau.
  • Sử dụng thuốc giãn cơ như Decontractyl để chống các cơ co thắt quá mức, thông qua đó cũng làm giảm đau.
  • Các vitamin nhóm B như Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh, giảm triệu chứng đau.

Lưu ý: Các thuốc chỉ chữa triệu chứng, không trị được nguyên nhân bệnh. Và trong trường hợp này, các thuốc chống viêm Corticoid dạng uống có rất ít tác dụng, không được lạm dụng.

Nếu nguyên nhân không phải do thoái hóa hay co thắt mạch máu thì không nên xoa bóp bởi chỉ làm cho bệnh đau thêm.

3. Trường hợp bệnh nặng

Với các trường hợp bệnh ở mức độ nặng, cần phải sử dụng các biện pháp mạnh tay hơn đó là:

  • Biện pháp châm cứu: Cần phải chấm đúng vào vị trí các huyệt một cách chính xác, khi đó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa làm giảm sự co thắt, qua đó làm giảm đau.
  • Sử dụng các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như Lidocain, Novocain,... Lưu ý, việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi các bác sĩ, và có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu khi có sự cố xảy ra.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ xương khớp như viên khớp GHV Bone của Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam giúp giảm đau an toàn, tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể sớm khắc phục tình trạng mỏi cổ gáy để không ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Chúc bạn nhiều sức khỏe !

Xem thêm:

Top 3 nhóm thực phẩm giảm đau nhức xương khớp bạn nên ăn hàng ngày

Giải quyết nhẹ nhàng chứng đau cổ vai gáy không tái phát[/DAP]

viên khớp GHV Bone

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X