Hotline 24/7
08983-08983

Bài tập nào tốt nhất cho người tiểu đường, lưu ý gì trước, trong và sau khi vận động?

Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc đón xem để bỏ túi cho mình những bí quyết đơn giản mà hiệu quả.

Môn thể dục, thể thao nào phù hợp với người tiểu đường?

Với người tiểu đường, tập thể dục còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng khả năng hoạt động của insulin. Vậy bài tập, môn thể thao nào phù hợp với người tiểu đường?

Đi bộ là bài tập đơn giản lại giúp giãn gân cốt. Những địa hình bằng phẳng, không khí trong lành, yên tĩnh là nơi thích hợp để người tiểu đường bắt đầu buổi tập luyện của mình. Mới đầu nên đi với tốc độ 60-100 bước/phút, sau có thể đi với quãng đường dài hơn, thời gian lâu hơn.

Ngoài đi bộ, người tiểu đường có thể chạy bộ nhẹ nhàng. Chẳng hạn, với quãng đường 200-600m tốc độ 100m/2-3 phút, sau mỗi 100m nghỉ từ 2-3 phút là vừa phải. Nếu quãng đường dài hơn 400-800m, tốc độ 100m/3-4 phút, sau mỗi 100-200m nghỉ 3-4 phút.

Nếu bạn chạy bộ trên 800-1500m thì thời gian hợp lý là khoảng 15-18 phút để hoàn tất chặng đường này, nhưng lưu ý là phải nghỉ ngơi 1-3 lần với mỗi lần 3-5 phút.

Tốt nhất, người tiểu đường nên tập đi từ những quãng đường ngắn trước. Sau khi cơ thể đã thích nghi với cường độ luyện tập mới chuyển sang quãng đường dài.

Chạy chậm cũng có hiệu quả tích cực với người tiểu đường, không chỉ giúp cơ thể được vận động mà còn có lợi ích giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường quá trình tiêu hóa.

Với người tiểu đường, chạy chậm là chạy với tốc độ 100-200m/ phút trong khoảng 10 phút. Hai bàn tay nắm chặt, thả lỏng người, chân không nhấc quá cao, tiếp đất bằng mũi chân. Trong lúc chạy, người hơi đưa về phía trước, thẳng lưng, mặt nhìn về phía trước, khuỷu tay hơi gập lại.

Chạy nhưng đừng quên phối hợp điều chỉnh hít thở. Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Chạy chậm dần khi muốn kết thúc tập, không dừng đột ngột. Thở đều, hít thở sâu vài lần, dùng tay xoa mặt, tai để máu dễ lưu thông.

Nên chạy vào buổi sáng, mỗi ngày một lần hoặc chạy cách ngày.

Bơi lội giúp cải thiện thiện nồng độ cholesterol, đốt cháy calo, giảm stress. Đối với người mới bắt đầu, bơi ít nhất 3 lần/tuần với mỗi lần ít nhất 10 phút. Sau một thời gian có thể tăng thời gian bơi tùy thuộc vào tình trạng cơ thể. Lưu ý với cứu hộ về bệnh của mình trước khi bơi.

Bài tập nào tốt nhất cho người tiểu đường, lưu ý gì trước, trong và sau khi vận động?Tập luyện đúng cách sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như tăng cường chất lượng cuộc sống

Ngoài ra, người tiểu đường có thể tập yoga. Bộ môn này giúp giảm mỡ, chống lại kháng insulin, cải thiện chức năng thần kinh, giảm căng thẳng ở người tiểu đường. Hay bộ môn đạp xe cũng rất phù hợp. Khi đạp xe, lượng máu ở chân được điều hòa, làm giảm nguy cơ biến chứng phần chân. Bên cạnh đó đạp xe trong phòng thì không cần lo lắng đến thời tiết ngoài trời. Điều này quá trình giúp tập luyện liên tục hơn.

Người tiểu đường tập thể dục cần lưu ý gì?

Trước khi tập bất kỳ môn thể dục, thể thao nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chữa trị để đảm bảo bài tập đó phù hợp và an toàn với sức khỏe.

Không nên bắt đầu bằng bài tập cường độ cao, thay vào đó tập luyện theo bài bản từ cường độ thấp rồi tăng dần để cơ thể thích nghi. Đừng quên khởi động kỹ trước khi tập và dành 5 phút để thả lỏng cơ thể sau khi tập. Hãy bổ sung nước đầy đủ trong quá trình tập luyện, đừng để khát mới uống để tránh bị mất nước.

Với người tiểu đường, điều quan trọng là kiểm tra mức đường huyết trước và sau khi tập. Điều này sẽ giúp người bệnh chủ động nắm được các phản ứng của cơ thể với bài tập để kịp thời điều chỉnh, hoặc trong quá trình tập thấy bất thường có thể báo với bác sĩ ngay.

Lưu ý quan trọng, trước khi tập phải đảm bảo mức đường huyết luôn thấp hơn 250mg/dl. Với người tiểu đường type 1, tập thể dục với mức đường huyết cao hơn 250mg/dl sẽ dẫn tới chứng nhiễm axit xeton làm suy giảm insulin, nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu thời tiết quá nóng hay quá lạnh thì không nên tập thể dục, mang theo điện thoại, nếu có thể thì nên đeo máy theo dõi sức khỏe để phòng trường hợp khẩn cấp. Một đôi giày vừa vặn cùng với đôi tất thích hợp sẽ giúp bảo vệ đôi chân của người tiểu đường.

Khi gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hít thở gấp nên ngừng tập và có thể đến bệnh viện kiểm tra.

[DAP]

Vì sao người bệnh tiểu đường bị tăng đường huyết sau khi tập thể dục?

Theo Trung tâm Đái tháo đường John Hopkins (Mỹ), nguyên nhân chủ yếu khiến lượng đường huyết tăng cao sau khi tập thể dục là do chúng đã ở ngưỡng quá cao ngay từ trước khi tập luyện. Do đó, để tránh điều này xảy ra, người bệnh cần đo đường huyết trước khi tập như đã nói ở trên và chú ý chọn cường độ tập phù hợp.

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên đo đường huyết 2 lần trước khi tập thể dục. Lần đầu tiên là 30 phút trước khi tập luyện và lần thứ hai là ngay trước khi bắt đầu tập thể dục. Tốt hơn hết, bạn chỉ nên tập luyện khi chỉ số đường huyết nằm trong ngưỡng từ 100 - 250mg/dL.

Tuyện đối không tập thể dục nếu chỉ số đường huyết trên 300mg/dL, chỉ số đường huyết lúc đói trên 250mg/dL hoặc xét nghiệm nước tiểu dương tính với ketone - một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo.

Nếu chỉ số đường huyết chỉ hơi cao, tập thể dục nhẹ nhàng, tập các bài tập cường độ thấp có thể giúp hạ đường huyết.

[/DAP]

Mời bạn đọc xem thêm: Người trẻ, người già, người bệnh mạn tính tập thể dục sao cho đúng và đủ?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X