Ảnh hưởng của hạ đường huyết lên cơ thể
Khi lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống dưới mức bình thường, tình trạng này được gọi là hạ đường huyết hay sốc insulin.
Hạ đường huyết có thể xảy ra khi bạn bỏ bữa hoặc khi tụy của bạn giải phóng ra nhiều insulin hơn bình thường sau khi bạn ăn.
Lý do phổ biến nhất của hạ đường huyết là bệnh tiểu đường. Trong bệnh tiểu đường type 1, tụy không thể sản xuất ra insulin. Trong bệnh tiểu đường type 2, tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Để giữ lượng đường huyết không tăng lên quá cao, bạn cần có một lượng insulin nhất định trong máu. Nếu không đủ insulin, đường huyết sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều insulin, lượng đường huyết của bạn sẽ giảm xuống.
Lý do phổ biến nhất của hạ đường huyết là bệnh tiểu đường. Trong bệnh tiểu đường type 1, tụy không thể sản xuất ra insulin. Trong bệnh tiểu đường type 2, tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Để giữ lượng đường huyết không tăng lên quá cao, bạn cần có một lượng insulin nhất định trong máu. Nếu không đủ insulin, đường huyết sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều insulin, lượng đường huyết của bạn sẽ giảm xuống.
Triệu chứng của hạ đường huyết rất đa dạng, nhưng cách chắc chắn nhất để biết được chính xác lượng đường huyết của bạn là làm xét nghiệm đường huyết.
Thông thường, lượng đường huyết dưới 70mg/dL được coi là thấp. Nếu bạn bị tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường huyết của bạn là rất quan trọng. Hạ đường huyết có thể sẽ xảy ra rất nhanh nhưng cũng có thể dễ dàng điều trị được. Tuy nhiên, nếu bạn không thận trọng, hạ đường huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết
Sau khi bạn ăn, hệ tiêu hóa sẽ hấp thu carbohydrate và chuyển hóa chúng thành glucose cho cơ thể. Khi lượng đường glucose tăng lên, tuyến tụy sẽ giải phóng hoocmôn insulin. Insulin sẽ giúp glucose di chuyển cùng với dòng máu đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Nếu bạn bị tiểu đường phụ thuộc insulin, bạn cần bổ sung một lượng insulin để cho quá trình trên diễn ra bình thường. Lượng glucose thừa sẽ được đưa đến gan để dự trữ.
Sau khi ăn vài giờ, lượng đường huyết sẽ bắt đầu giảm xuống. Nếu tuyến tụy của bạn khỏe mạnh, nó sẽ giải phóng ra hoocmôn glucagon. Hoocmôn này sẽ đưa tín hiệu đến gan để gan giải phóng lượng đường dự trữ vào trong máu. Nếu mọi quá trình diễn ra bình thường, lượng đường huyết của bạn sẽ lại tăng lên đến mức bình thường cho tới bữa ăn tiếp theo.Không đủ lượng đường huyết sẽ dẫn đến tim đập nhanh và đánh trống ngực. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể không có những triệu chứng rõ ràng của hạ đường huyết. Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết vô thức (hypoglycemia unawareness). Tình trạng này sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên bị hạ đường huyết đến nỗi cơ thể sẽ thay đổi các phản ứng với tình trạng này. Thông thường, hạ đường huyết sẽ làm cơ thể giải phóng ra các hoocmôn căng thẳng như epinephrine. Epinephrine chịu trách nhiệm chính cho những dấu hiệu cảnh báo sớm của hạ đường huyết như cảm thấy đói bụng và run chân tay. Khi tình trạng hạ đường huyết thường xuyên xảy ra, cơ thể có thể ngừng giải phóng các hoocmôn này. Đó là lý do vì sao bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết của mình.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
Mọi tế bào trong cơ thể cần đường để hoạt động bình thường. Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Hạ đường huyết có thể dẫn đến nhiều vấn đề với hệ thần kinh trung ương.
Những triệu chứng sớm bao gồm: cảm thấy ốm yếu, đau đầu nhẹ và chóng mặt. Bạn có thể cảm thấy lo lắng, lo âu hoặc dễ cáu kỉnh. Bạn cũng sẽ cảm thấy bị đói. Phối hợp kém, ớn lạnh, da dính ướt và vã mồ hôi cũng là những triệu chứng phổ biến. Ngứa ran hoặc tê bì miệng cũng có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết. Các triệu chứng khác bao gồm nhìn mờ, đau đầu và lú lẫn. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi làm các công việc thường ngày. Khi lượng đường huyết giảm xuống trong suốt cả đêm, bạn có thể sẽ gặp ác mộng, khóc trong khi ngủ hoặc các hành vi bất thường khác.
Hạ đường huyết nặng đôi khi được gọi là sốc insulin. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể sẽ rất nguy hiểm, để lại các hậu quả như co giật, bất tỉnh hoặc tử vong.
Sau khi bạn ăn, hệ tiêu hóa sẽ hấp thu carbohydrate và chuyển hóa chúng thành glucose cho cơ thể. Khi lượng đường glucose tăng lên, tuyến tụy sẽ giải phóng hoocmôn insulin. Insulin sẽ giúp glucose di chuyển cùng với dòng máu đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Nếu bạn bị tiểu đường phụ thuộc insulin, bạn cần bổ sung một lượng insulin để cho quá trình trên diễn ra bình thường. Lượng glucose thừa sẽ được đưa đến gan để dự trữ.
Sau khi ăn vài giờ, lượng đường huyết sẽ bắt đầu giảm xuống. Nếu tuyến tụy của bạn khỏe mạnh, nó sẽ giải phóng ra hoocmôn glucagon. Hoocmôn này sẽ đưa tín hiệu đến gan để gan giải phóng lượng đường dự trữ vào trong máu. Nếu mọi quá trình diễn ra bình thường, lượng đường huyết của bạn sẽ lại tăng lên đến mức bình thường cho tới bữa ăn tiếp theo.Không đủ lượng đường huyết sẽ dẫn đến tim đập nhanh và đánh trống ngực. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể không có những triệu chứng rõ ràng của hạ đường huyết. Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết vô thức (hypoglycemia unawareness). Tình trạng này sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên bị hạ đường huyết đến nỗi cơ thể sẽ thay đổi các phản ứng với tình trạng này. Thông thường, hạ đường huyết sẽ làm cơ thể giải phóng ra các hoocmôn căng thẳng như epinephrine. Epinephrine chịu trách nhiệm chính cho những dấu hiệu cảnh báo sớm của hạ đường huyết như cảm thấy đói bụng và run chân tay. Khi tình trạng hạ đường huyết thường xuyên xảy ra, cơ thể có thể ngừng giải phóng các hoocmôn này. Đó là lý do vì sao bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết của mình.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
Mọi tế bào trong cơ thể cần đường để hoạt động bình thường. Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Hạ đường huyết có thể dẫn đến nhiều vấn đề với hệ thần kinh trung ương.
Những triệu chứng sớm bao gồm: cảm thấy ốm yếu, đau đầu nhẹ và chóng mặt. Bạn có thể cảm thấy lo lắng, lo âu hoặc dễ cáu kỉnh. Bạn cũng sẽ cảm thấy bị đói. Phối hợp kém, ớn lạnh, da dính ướt và vã mồ hôi cũng là những triệu chứng phổ biến. Ngứa ran hoặc tê bì miệng cũng có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết. Các triệu chứng khác bao gồm nhìn mờ, đau đầu và lú lẫn. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi làm các công việc thường ngày. Khi lượng đường huyết giảm xuống trong suốt cả đêm, bạn có thể sẽ gặp ác mộng, khóc trong khi ngủ hoặc các hành vi bất thường khác.
Hạ đường huyết nặng đôi khi được gọi là sốc insulin. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể sẽ rất nguy hiểm, để lại các hậu quả như co giật, bất tỉnh hoặc tử vong.
Theo TS.BS.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình