Ăn sầu riêng giúp ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ ung thư
Dù sầu riêng đậm mùi, trái cây này vẫn có ích cho sức khỏe. Vì sầu riêng có nhiều chất dinh dưỡng nên nếu bạn muốn giảm cân thì nên hạn chế ăn món này, hoặc nếu đã ăn sầu riêng thì cần giảm bớt các món ăn khác trong ngày.
Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới có vỏ cứng và nhiều gai. Trái sầu riêng được trồng ở vùng có khí hậu nhiệt đới, chủ yếu ở Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Trái sâu riêng có thể dài đến 30 cm và chiều rộng của nó là 15 cm. Màu ruột sầu riêng rất đa dạng. Vàng hay trắng là màu phổ biến, một số quả có ruột đỏ và xanh. Phần cơm (thịt) bao quanh hạt có mùi vị béo ngậy như bánh trứng tươi và hạt lớn.
Sầu riêng có một số chất đặc biệt, trong đó durio zebtheninus là chất đặc trưng của trái này.
Sầu riêng có nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại trái cây khác
243 gram sầu riêng cung cấp 357 calories, bao gồm các dưỡng chất sau:
- Chất béo: 13 gram
- Carbohydrate: 66 gram
- Chất xơ: 9 gram
- Đạm: 4 gram
- Vitamin C: 80% giá trị dinh dưỡng
- Thiamine: 61% giá trị dinh dưỡng
- Mangan: 39%
- Vitamin B6: 38%
- Kali: 30%
- Riboflavin: 29%
- Đồng: 25%
- Folate: 22%
- Magie: 18%
- Niacin: 13%
Các chất dinh dưỡng trên đã giúp sầu riêng trở thành một trong các loại trái cây giàu chất dinh dưỡng đứng hàng đầu. Và cũng vì vậy, nếu bạn muốn giảm cân thì nên hạn chế ăn sầu riêng, hoặc nếu đã ăn sầu riêng thì giảm bớt các món ăn khác trong ngày.
Sầu riêng cũng có các chất anthocyanins, carotenoids, polyphenols và flavonoid. Đây là các chất chống oxy hóa.
Lợi ích của sầu riêng với sức khỏe
Lá, vỏ trấu, rễ và ruột của sầu riêng được sử dụng trong liều thuốc dân gian của người Malaysia để điều trị sốt cao, vàng da và các bệnh da khác.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các lợi ích của sầu riêng:
- Giảm nguy cơ ung thư: chất chống oxy hóa của sầu riêng có thể chống các gốc tự do của phân tử xấu gây ung thư. Trong một thí nghiệm, sầu riêng ngăn sự tiển triển các tế bào gây ung thư vú.
- Ngăn ngừa bệnh tim: một số chất của sầu riêng có thể giảm cholesterol và xơ vữa động mạch.
- Chống nhiễm trùng: Vỏ sầu riêng có chất chống khuẩn và chống men.
- Giảm đường huyết: chỉ số đường huyết của sầu riêng thấp hơn so với các loại trái cây trồng ở vùng nhiệt đới. Điều này có nghĩa là nó ít làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, một số giống sầu riêng có vị ngọt đậm, người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều.
Đa dạng món ăn từ sầu riêng
Bên cạnh lợi ích của sầu riêng, các món ăn có thể được chế biến từ loại trái cây được nhắc đến như:
- Xôi sầu riêng…
- Kẹo sầu riêng, kem sầu riêng
- Súp sầu riêng
- Sinh tố sầu riêng, hoặc thêm sầu riêng vào các món chè
Trọng Dy (dịch)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình