Ăn gì để trị cholesterol xấu?
Cả gia đình tôi trong đợt khám sức khỏe bị kết luận:cholesterol xấu đang tăng cao. Trường hợp tôi và vợ đều trên 60 tuổi thì dễ hiểu, nhưng con trai mới 33 tuổi cũng bị cảnh báo "mỡ máu cao"
(Trần Thanh Hùng, quận Bình Thạnh, TP HCM)
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM:
Nguy cơ đáng lo ngại nhất của việc cholesterol xấu (LDL) tăng cao là các vấn đề về não, ví dụ như đột quỵ. Người lớn tuổi hay trẻ tuổi đều có thể bị tăng cholesterol xấu và đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi chỉ số LDL trong kết quả xét nghiệm máu vượt qua giới hạn bình thường, anh và người thân rất cần điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động.
Hãy kiêng các món khiến cholesterol tăng cao, đó là mỡ động vật, các món ăn từ nội tạng (lòng, tim, gan…); tránh các cách chế biến thức ăn phải sử dụng nhiều dầu mỡ như chiên, xào, nướng… Ngoài ra, cần giảm ăn ngọt, giảm tinh bột. Bột - đường làm tăng cân, dễ béo phì, khiến cholesterol xấu cũng tăng theo. Nếu gia đình anh có thói quen ăn mặn thì cũng nên giảm mặn.
Ngược lại, các loại rau, củ, quả thì cứ ăn thoải mái. Ăn tươi hoặc luộc, nấu canh là tốt nhất. Đặc biệt nên ăn nhiều mồng tơi, mướp hương, đậu bắp, rau đay, rau dền… cùng các loại rau, củ có chất nhầy khác. Chất nhầy trong rau chính là chất xơ hòa tan, rất tốt trong việc giúp hạ cholesterol xấu.
Trái cây phù hợp cho người bị cholesterol cao thì có thanh long, táo, kiwi, hạt hồ đào (quả óc chó). Về thức uống, nên chọn trà hoa cúc, trà sen.
Cây hoa sen là một thực vật đặc biệt, hầu như mọi phần của nó đều có giá trị trong việc hạn chế cholesterol xấu, nên ngoài trà sen, có thể ăn thêm các sản phẩm khác làm từ hạt sen, củ sen, lá sen…
Thói
quen ngồi một chỗ, ít vận động cũng có thể liên quan đến việc
cholesterol xấu tăng cao. Anh chị nên sắp xếp thời gian tập thể dục, vận
động vừa sức. Con trai anh chị nếu làm công việc văn phòng, ít đi lại
thì cũng nên điều chỉnh.
Việc dư thừa hàm lượng cholesterol trong máu chính là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ, các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp... Các thức ăn có thể sử dụng hàng ngày: Rau cải, rau muống, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mùng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào; các loại quả mận, bưởi, đào...; gạo tẻ, bánh mì, gạo nếp dưới 300g/ngày, khoai các loại; thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà (không mỡ), cá các loại. Sữa đậu nành, tào phớ, đậu phụ, chao, tương (nếu không mắc các bệnh tăng huyết áp). Các thức ăn hạn chế: Đường kính dưới 20g/ngày, quả ngọt, sữa đặc có đường, trứng: 1 - 2 quả/tuần, các thức ăn muối mặn. Không nên dùng các loại thức ăn sau: óc, tim, gan, dạ dày (bò, lợn), dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ, nước dùng nhiều mỡ, bơ, pho mát, sôcôla, sữa bột toàn phần, dầu dừa. |
Theo Người Lao động
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình