Hotline 24/7
08983-08983

8 điều quan trọng người tiểu đường cần biết để phòng chống COVID-19

Là những người có nguy cơ nhiễm và tử vong do COVID-19 cao thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch, hơn ai hết người tiểu đường cần hiểu rõ rủi ro mình phải đối mặt và cách giúp giảm nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Dưới đây là 8 thông tin quan trọng về COVID-19. Nằm lòng các thông tin này sẽ giúp bạn vượt qua mùa dịch một cách an toàn.

1. COVID-19 ảnh hưởng đến người tiểu đường như thế nào?

Người bệnh tiểu đường vốn đã có hệ miễn dịch yếu và thường mắc kèm nhiều bệnh cơ hội như xơ vữa mạch vành, tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh thận… Khi bị mắc COVID-19, virus SARS-CoV-2 sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra các tổn thương cấp tính tại tim như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.

Tất cả những yếu tố này cùng tác động khiến người tiểu đường dễ bị nhiễm bệnh. Và nếu chẳng may mắc bệnh, họ thường bị biến chứng nghiêm trọng, dễ tử vong hoặc mất nhiều thời gian hồi phục hơn so với những người khỏe mạnh bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Theo thống kê trên 44.000 bệnh nhân COVID-19 tại Trung Quốc, tỷ lệ tử vong chung là 2,3%. Thế nhưng tỷ lệ tử vong ở những người tiểu đường cao gấp 3 lần (7,3%), chỉ đứng sau những người bệnh tim mạch (10.5%).

Khi mắc COVID-19, người tiểu đường thường có triệu chứng nặng hơn

2. Nguy cơ mắc COVID-19 ở người tiểu đường type 1 và type 2 có khác nhau không?

Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, nguy cơ nhiễm và tử vong do Covid-19 ở người tiểu đường type 1, type 2 không khác nhau. Nguy cơ này chủ yếu thay đổi theo độ tuổi, mức độ biến chứng và khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh. Những người tuổi cao, nhiều biến chứng, kiểm soát đường huyết kém sẽ có rủi ro lớn hơn.

3. Triệu chứng mắc COVID-19 ở người tiểu đường là gì?

Người tiểu đường mắc COVID-19 vẫn có các triệu chứng điển hình là sốt, ho, khó thở như người khỏe mạnh.

- Sốt: 9/10 người bệnh sẽ bị sốt trong quá trình điều trị. Nhưng tại thời điểm nhập viện, chỉ có khoảng một nửa người bệnh có triệu chứng này.

- Ho, đau họng: Triệu chứng này xuất hiện ở 2/3 người bệnh, trong đó một nửa sẽ bị ho có đờm.

- Khó thở: Chỉ có 1/3 người mắc COVID-19 bị khó thở nhưng đây lại là dấu hiệu giúp phân biệt với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh.

Tuy nhiên, triệu chứng mắc COVID-19 có thể thay đổi theo từng ngày, không phải người bệnh nào cũng bị sốt, ho, khó thở ngay những ngày đầu nhiễm bệnh. Thay vào đó, bạn có thể gặp các triệu chứng không điển hình khác như đột nhiên mệt mỏi, đau ngực, người đau nhức, ớn lạnh… Nếu có các dấu hiệu này, bạn cần cảnh giác và theo dõi sát sao.

Triệu chứng mắc COVID-19 thay đổi theo ngày

4. Thuốc hạ huyết áp có làm tăng nguy cơ mắc COVID-19?

Gần đây một số trang báo đăng tải thông tin các thuốc huyết áp nhóm ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II thường dùng cho người tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc COVID-19. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thông tin này là chính xác.

Bạn vẫn cần tiếp tục dùng các thuốc huyết áp theo đơn bác sĩ. Các thuốc này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt huyết áp, từ đó giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch, thận - 2 yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm và tử vong do COVID-19.

5. Có nên tiếp tục dùng thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin?

Một số người tiểu đường tự ý ngưng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin khi các chỉ số Cholesterol, Triglycerid, LDL về bình thường. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Người bệnh vẫn nên uống theo đơn của bác sĩ. Bởi ngoài tác dụng hạ cholesterol máu, nhóm thuốc này còn giúp giảm viêm, ổn định mảng xơ vữa, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm SARs-CoV-2.

Tiếp tục dùng thuốc mỡ máu như simvastatin sẽ giúp giảm gánh nặng lên hệ miễn dịch của người tiểu đường

6. Người tiểu đường cần chuẩn bị gì để phòng ngừa COVID-19?

Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong do COVID-19, người bệnh tiểu đường cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn dễ lây nhiễm, đặc biệt là kiểm soát tốt đường huyết. Bởi khi đường huyết ổn định, hệ miễn dịch sẽ khỏe mạnh và có khả năng chống lại sự tấn công của virus tốt hơn.

Dưới đây là những điều bạn nên làm để vượt qua mùa dịch COVID-19 một cách an toàn:

- Tuân thủ đúng các hướng dẫn của Bộ Y Tế: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi đi ra ngoài hoặc sờ chạm ở những nơi công cộng, không dụi tay lên mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường nên hạn chế đi ra ngoài hoặc mời khách đến nhà, kể cả con cháu để tránh lây nhiễm chéo.

- Súc họng 2 - 3 lần/ngày. Mỗi lần bạn chỉ cần lấy khoảng 5 - 10 ml dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý 0.9% súc sâu xuống họng trong 15s và lặp lại 3 lần.

- Chuẩn bị thuốc hạ đường huyết và các thuốc điều trị bệnh khác đủ dùng trong 1 - 2 tháng, đặc biệt là các thuốc ngoại nhập như Diamicron, Glucophage, Glucovance… để tránh trường hợp hết thuốc phải đến bệnh viện đổi thuốc.

- Mua dự phòng một số thuốc và thiết bị thiết yếu cho những ngày ốm: thuốc ngậm ho không đường, thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc tiêu chảy, thuốc nhỏ mũi, cặp nhiệt độ, máy đo đường huyết, giấy thử ceton trong nước tiểu…

- Kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi lại nhật ký. Nếu thấy đường huyết thay đổi bất thường hoặc có dấu hiệu tăng đường huyết (khát nước, đi tiểu nhiều, mờ mắt, đói…), bạn cần gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí. Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Theo các chuyên gia, sự kết hợp từ các thảo dược như Lá xoài, Lá neem, Mướp đắng, Hoàng bá, Quế chi sẽ giúp giảm đường huyết khi đói, sau ăn, HbA1c, nâng cao miễn dịch và bảo vệ tim mạch, thận hiệu quả.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ lá xoài giúp người tiểu đường ổn định đường huyết và tăng cường sức đề kháng

- Ăn đúng giờ, đúng cách: Bên cạnh việc ưu tiên các thực phẩm tốt như rau củ quả, cá, thịt nạc, ngũ cốc nguyên cám, bạn cần ăn vào các giờ cố định, ăn 5 - 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính. Khi ăn, bạn nên ăn rau vào đầu bữa để làm chậm quá trình chuyển hóa đường, từ đó giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn.

- Tập thể dục tại nhà với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, chạy bộ với máy tập, đạp xe đạp trên không…

- Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái. Nếu bị lo lắng, căng thẳng, bạn hãy thử hít sâu thở chậm, tập thiền, nghe nhạc không lời, đọc sách...

7. Nếu bị ốm, người tiểu đường cần làm gì?

Khi bị ốm, đường huyết rất dễ tăng cao khiến hệ miễn dịch càng suy yếu. Do vậy trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp, bạn cần có một chế độ chăm sóc nghiêm ngặt hơn theo đúng các quy tắc sau:

- Theo dõi nhiệt độ cơ thể để uống thuốc hạ sốt khi sốt cao > 38.5 độ.

- Uống nhiều nước để tránh mất nước.

- Kiểm tra huyết áp thường xuyên.

- Tiếp tục dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Riêng với Metformin (Glucophage), bạn có thể ngưng dùng thuốc và gọi cho bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc khác nếu có nôn, đi ngoài.

- Duy trì chế độ ăn bình thường. Trừ trường hợp không thể ăn đồ rắn, bạn có thể chuyển sang các thức ăn dạng mềm lỏng như cháo súp hoặc thay thế bằng việc uống nước hoa quả và sữa 3 - 4h một lần.

- Kiểm tra đường máu ít nhất 3 - 4 lần/ngày hoặc hơn nữa nếu thấy đường máu có xu hướng tăng nhanh. Nếu đường máu cao trên 240mg/L (15mmol/l), hãy gọi cho bác sĩ để hỏi ý kiến về việc tăng liều thuốc hạ đường huyết để tránh biến chứng nhiễm toan ceton.

- Nếu đang dùng Insulin, hãy theo dõi chỉ số ketone trong nước tiểu.

8. Phải làm gì nếu có triệu chứng mắc COVID-19?

Khi bạn có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19, đừng đến phòng khám hay bệnh viện ngay để tránh lây nhiễm cho nhân viên Y tế và những người bạn tiếp xúc. Thay vào đó, bạn hãy gọi đến các đường dây nóng của Bộ Y Tế 19003228 để được hướng dẫn cách xử trí. Đồng thời bạn cần báo cho những người thân trong gia đình biết để phòng tránh.

Nếu phải cách ly tại nhà, bạn cần ở một phòng riêng, đeo khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà và dùng riêng các vật dụng như khăn tắm, phòng tắm, bát đĩa. Khi ho lấy khăn giấy che mũi, miệng bằng khăn giấy và bỏ vào thùng rác có nắp kín.

Hiện nay ở Việt Nam dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt, chưa có trường hợp nào tử vong do dịch bệnh. Tuy nhiên, người tiểu đường vẫn tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn kể trên để hạn chế tối đa rủi ro cho mình.

TPCN Glutex - giải pháp hỗ trợ hạ và kiểm soát đường huyết từ Lá xoài

Với thành phần chính là Lá xoài kết hợp cùng Lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, TPCN Glutex giúp hạ và kiểm soát đường huyết, hỗ trợ hạn chế biến chứng thần kinh, viêm loét, tổn thương mắt, bảo vệ thận, khớp, tim mạch.

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tham khảo:

https://www.diabetes.org.uk/about_us/news/coronavirus

https://www.boehringer-ingelheim.com/covid-19/questions-and-answers-for-people-with-diabetes

https://www.webmd.com/lung/diabetes-and-coronavirus#3

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X