7 bước xử trí nhanh khi bé bị ngã đập đầu
Ngã đập đầu xuống đất đôi khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Mẹ cần lưu ý 7 bước xử trí nhanh khi bé bị ngã đập đầu dưới đây.
Khi bé bị ngã đập đầu trước tiên bạn hãy tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng khiến bé hoảng sợ.
Bạn nên chườm túi đá vào chỗ bị thương trong khoảng 20 phút để giảm sưng.
Trong trường hợp bé ngã đập đầu chảy máu và mất ý thức, gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bé ngừng thở, trước tiên hãy hô hấp nhân tạo hoặc sơ cứu trong hai phút, sau đó gọi cấp cứu.
Một vài dấu hiệu khiến bạn nên gọi cho bác sĩ ngay: bé nôn, đột ngột khó chịu hoặc bối rối, buồn ngủ hoặc chóng mặt, khóc hoặc hét lên trong một khoảng thời gian dài, có một vết sưng lớn, một vết cắt sâu liên tục chảy máu, một vết bầm tím ở sau tai, một khu vực mềm khác thường trên da đầu, trên người bé xuất hiện những điểm màu đen và màu xanh không rõ lý do, lòng trắng của mắt có máu tụ, miệng, mũi, hoặc tai chảy máu hay dịch trong suốt hoặc hơi hồng.
Cách tốt nhất là cha mẹ cần luôn chú ý tránh bé bị các tổn thương đầu nghiêm trọng bằng những biện pháp phòng ngừa.
Gắn chặt những đồ nội thất không vững chắc vào tường, để những chiếc đèn bàn khỏi tầm với của bé. Theo sát bé khi bé trèo lên đồ đạc trong nhà
Gắn miếng đệm vào các góc nhọn của đồ nội thất, bàn ghế, giường tủ để bé không đập đầu vào những góc nhọn gây tổn thương nghiêm trọng. Gắn các miếng chống trượt dưới các tấm thảm chùi chân tránh bé bị trượt ngã.
Để mắt đến bé khi bé đang ở trên ghế hoặc trong xe đẩy. Dùng đai giữ bé cố định tránh bé ngã lộn nhào xuống đất.
Hạ thấp đệm của bé ngay khi bé đứng trong cũi.
Không nên để bé chơi hoặc ngồi một mình trong phòng vì bé có thể gặp những tai nạn bất ngờ bất cứ lúc nào.
Theo Nga Quỳnh - Kiến thức
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình