Hotline 24/7
08983-08983

6 xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường hay tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa liên quan đến việc tiêu thụ và sử dụng đường trong cơ thể. Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm đường niệu, định lượng glucose máu ngẫu nhiên, định lượng glucose máu lúc đói…

1. Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu)

Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đường niệu hay còn gọi là xét nghiệm glucose nước tiểu. Mục đích chính là sàng lọc nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nếu như ngưỡng của thận với glucose cao hơn 10mmol/L thì bạn nên thận trọng. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đây là một phương pháp xét nghiệm đơn giản, cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta nên kết hợp nhiều phương pháp xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác. Bởi vì, một vài người có ngưỡng lọc của cầu thận tương đối thấp tuy nhiên họ không hề mắc bệnh đái tháo đường.

2. Định lượng glucose máu ngẫu nhiên

Theo WHO, 1 trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường là xét nghiệm đường máu tại thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l) với huyết tương hoặc  ≥ 180 mg/dl (≥ 10,0 mmol/l) với máu toàn phần.

Như vậy ta có thể tiến hành xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường tại thời điểm bất kỳ mà không cần phải quan tâm đến bệnh nhân đã ăn hay chưa, đã ăn được bao lâu. 

Trong trường hợp chỉ số đường huyết cao hơn 11.1 mmol/L, bệnh nhân nên làm thêm các xét nghiệm khác để xác định xem mình có bị tiểu đường hay không.

Việc định lượng đường máu có 2 cách:

- Lấy máu ly tâm tách huyết tương và xét nghiệm trên các hệ thống máy hóa sinh bán tự động hoặc tự động. 

- Sử dụng các máy đo đường huyết các nhân để đo ngay máu toàn phần từ mao mạch.

3. Định lượng glucose máu lúc đói

Đây là xét nghiệm phổ biến hay dùng nhất hiện nay để chẩn đoán đái tháo đường. Bình thường glucose huyết tương khi đói khoảng 4.4 - 5.0 mmol/L.

Khi xét nghiệm, nếu chỉ số này đạt ngưỡng 6.5 - 7 mmol/L, thậm chí là cao hơn 7 mmol/L, bệnh nhân có khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao. Tốt nhất, chúng ta nên chủ động thực hiện các nghiệm pháp tăng đường huyết để có kết quả chính xác nhất.

4. Xét nghiệm glucose máu sau ăn 2 giờ

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nhịn ăn trong vòng 12 giờ trước khi xét nghiệm và ăn một bữa ăn với ít nhất 74g carbohydrate. Sau đó không nên ăn gì thêm trước khi xét nghiệm. Bệnh nhân sẽ nghỉ ngơi trong vòng 2 giờ tiếp theo để tránh các nguy cơ gây biến đổi nồng độ glucose trong máu. Mẫu xét nghiệm sẽ được lấy từ máu tĩnh mạch với các quy trình như xét nghiệm máu thông thường.

Nếu xét nghiệm đường máu sau ăn của bệnh nhân 2h thấy kết quả nồng độ glucose trong huyết tương ≥ 11,1 mmol/l thì sẽ được coi là chỉ điểm của bệnh đái tháo đường. Còn nếu nồng độ glucose < 6,7 mmol/L được coi là bình thường.

Tuy nhiên xét nghiệm này hiện nay ít được sử dụng mặc dù khá đơn giản bởi vì:

- Khó kiểm soát được thành phần bữa ăn của bệnh nhân. Có người ăn nhiều glucid (cơm), có người ăn nhiều rau, nhiều thịt… thì nồng độ glucose cũng sẽ khác nhau.

- Khó kiểm soát chính xác thời gian của bữa ăn.

- Khó kiểm soát sự hấp thu thức ăn. Có những bệnh nhân khả năng hấp thu nhanh, có những bệnh nhân khả năng hấp thu chậm vì vậy lượng đường trong máu sẽ khác nhau.

5. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống

Khi được chỉ định thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose thông qua đường uống, bệnh nhân nên nhịn ăn từ đêm ngày hôm trước. Đồng thời, trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được hướng dẫn nạp khoảng 150 - 200g carbohydrate mỗi ngày để phục vụ quá trình kiểm tra.

Trước khi tiến hành xét nghiệm khoảng 2 tiếng đồng hồ, bệnh nhân được yêu cầu uống khoảng 300ml nước đã được hòa tan cùng 75g glucose. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số đường huyết cao hơn 200 mmol/L thì bệnh nhân đã mắc tiểu đường và cần được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác cần lưu ý những điểm sau:

- Bệnh nhân không đang sử dụng các loại thuốc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu…

- Bệnh nhân ăn uống, hoạt động bình thường 3 ngày trước khi tiến hành thử nghiệm

- Nghiệm pháp được tiến hành sau khi bệnh nhân đã nhịn ăn được tối thiểu 8 - 10h.

- Trong quá trình tiến hành thử nghiệm bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, tránh vận động.

6. Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường tiêm tĩnh mạch

Nghiệm pháp này không phổ biến và ít dùng vì gây cảm giác sợ cho bệnh nhân, được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân kém hấp thu hoặc không có khả năng dung nạp glucose bằng đường uống.

Nghiệm pháp được tiến hành bằng các tiêm glucose tĩnh mạch với liều lượng 0,5g/kg thể trọng. Sau khi tiêm tiến hành lấy máu và định lượng lại glucose 10 phút/lần trong vòng 60 phút.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X