6 “kẻ thù” của hệ hô hấp
Bạn thường xuyên bị mắc các bệnh đường đường hô hấp. Hãy kiểm tra xem, quanh bạn có những “kẻ thù” nào dưới đây không:
Rượu, bia, thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu làm tổn hại chức năng gan, thận, hệ hô hấp. Trong khói thuốc lá có chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có nicotine không chỉ gây hại cho phổi mà còn tác động xấu đến não người.
2. Làm việc nặng nhọc, căng thẳng
Nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do làm việc quá nhiều thì có thể là hệ miễn dịch đang suy giảm. Khi đó, chỉ cần ăn một chút kem, hoặc không giữ ấm cơ thể là bạn có thể bị ho và viêm họng ngay.
3. Chịu sức ép tinh thần
Tinh thần suy nhược, stress có ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể như não, tim, phổi vv…Vì khi cơ thể bị stress sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone adrenaline.
Khi lượng hormone này tăng cao sẽ xuất hiện những hiện tượng khó thở, thở gấp, thở nông. Điều này giải thích vì sao các nhà tâm lí học khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng bằng cách hít thở sâu và đều đặn.
Người bị stress nếu đã mắc bệnh hen suyễn hay các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
4. Môi trường sống ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường sống bao gồm ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, trong đó tình trạng ô nhiễm khói bụi ở các đô thị lớn là đáng lo ngại nhất.
Khí thải từ ô tô, xe máy, các nhà máy và khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính cho đến ung thư phổi. Trong đó trẻ em và người già là hai đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh này.
Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính khiến các bệnh về đường hô hấp tăng cao.
5. Tiếp xúc với các chất kích ứng
Thường xuyên tiếp xúc với những chất kích thích như sơn dầu, lông vũ, cà ri hoặc những chất hóa học độc hại như clo, brom, amoniac dễ làm suy giảm chắc năng hô hấp của bạn.
Các chất hóa học độc hại khi không được bảo quản cẩn thận, phát tán trong không khí, xâm nhập vào cơ thể qua da, khứu giác, thực phẩm vv... gây tổn hại đến phế nang, phổi.
6. Lười vận động
Những người lười vận động, vô hình chung đã làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước sự thay đổi nóng lạnh đột ngột của thời tiết, nhất là trong giai đoạn giao mùa.
Người lao động trí óc thường xuyên phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn so với những người lao động chân tay.
Cách phòng tránh
1. Giữ không khí trong nhà luôn sạch.
2. Hạn chế để những đồ vật có chất kích thích trong phòng.
3. Không nên thường xuyên ăn các món xào, rán và những thực phẩm có chứa chất kích ứng.
4. Tránh đến những nơi đông người, có nhiều tiếng ồn.
5. Thường xuyên dùng nước muối xúc miệng trước khi đi ngủ, có tác dụng phòng bệnh viêm họng rất tốt.
6. Chú ý nghỉ ngơi, kết hợp tập luyện thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh.
Theo Hải Yến - Dân trí/sohu
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình