5 sai lầm thường gặp khiến việc điều trị nám thất bại
Nám làm cho da bạn trở nên xấu xí, xỉn màu. Có nhiều chị em vì quá lo lắng đã tìm đến các biện pháp cấp tốc và sau đó phải gánh chịu hậu quả nặng nề. BS.CK1 Đinh Ngọc Liên - Trưởng đơn vị Da Liễu Thẫm Mỹ Da, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh đã chỉ ra 5 sai lầm cơ bản khiến việc điều trị nám không đạt được hiệu quả mong muốn
BS.CK1 Đinh Ngọc Liên cho biết, trên làn da đều tồn tại một chất gọi là Melanin - yếu tố tạo nên sắc tố da của mỗi người. Melanin được xem là một trong những cơ chế bảo vệ tự nhiên của da và phần lớn phụ thuộc vào tia UV hoặc ánh nắng mặt trời. Khi sự sản xuất và lắng đọng của tế bào này trở nên bất thường sẽ dẫn đến dư thừa sắc tố và từ đó dẫn đến các đốm sậm màu trên da.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều phương pháp nhằm loại bỏ các đốm sắc tố này nhưng tỷ lệ thất bại khá cao. Dưới đây là 5 hiểu sai thường gặp về nám da dẫn đến việc điều trị thất bại được chuyên gia đề cập:
1. Chẩn đoán sai về vấn đề sắc tố
Thông thường, khi có một đốm sắc tố trên mặt, nhiều người nghĩ bản thân đang bị nám.
Nhưng đối với bác sĩ da liễu, chỉ một đốm sắc tố có rất nhiều chẩn đoán khác nhau. Cần phải nhận định được sắc tố này là nông hay sâu, dạng chẩn đoán gì và cụ thể là loại gì.
Từ đó bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, dự đoán thời gian điều trị, tiên lượng điều trị liệu có thành công hay không và khả năng tái phát sau điều trị cao hay thấp.
2. Áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp
Các phương pháp điều trị nám bao gồm trong uống, ngoài bôi, điện di, tiêm dưỡng chất, kết hợp peel và laser.
Các dạng thuốc bôi, uống, tiêm điều trị nám rất nhiều loại, bạn cần được tư vấn loại nào phù hợp với mình. Chỉ khi áp dụng đúng thì làn da của bạn mới thực sự được cải thiện.
3. Da chưa được chuẩn bị dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn
Da đang yếu, nhạy cảm không nên tiến hành các thủ thuật xâm lấn như laser hay peel vì dễ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Sau khi thực hiện thủ thuật xâm lấn, da không được chăm sóc tốt sẽ khiến kết quả còn trở nên xấu hơn ban đầu.
4. Chưa hiểu rõ về hoạt động của laser
Laser hoạt động trên nguyên tắc chùm ánh sáng tập trung thành tia với mức nặng lượng đủ mạnh để xuyên sâu và bước sóng thích hợp để phá hủy hạt sắc tố. Laser tuy có hiệu quả cao trong việc đánh tan sắc tố nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Bản thân laser có nhiều loại, chưa kể đến xuất xứ, hãng máy. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị. Đồng thời chuyên môn và tay nghề của bác sĩ cũng rất quan trọng, họ cần nắm vững cách vận hành và cân chỉnh mức năng lượng, độ xuyên sâu của chum tia laser phù hợp trên từng cá nhân và ngay cả trên từng đốm sắc tố khác nhau trên cùng một người.
Chọn lựa cơ sở điều trị không có đội ngũ chuyên môn và trang thiết bị chất lượng, bệnh nhân có thể đối mặt với các tai biến điều trị: PIH (tăng sắc tố sau viêm) và mất sắc tố không khôi phục.
5. Laser 1 lần không thể điều trị hết nám
Một vấn đề quan trọng khác cần lưu ý là đối với những sắc tố nông, có thể chỉ cần thực hiện laser từ 1-3 lần là đã có thể loại trừ hoàn toàn đốm sắc tố.
Tuy nhiên, với những sắc tố sâu, bạch cầu trong cơ thể cần có thời gian để dọn dẹp các hạt sắc tố với kích thước đủ nhỏ sau khi đã bị phá huỷ bằng mức năng lượng của laser. Vì thế, để nhận thấy sự cải thiện, phải thực hiện từ 5 lần laser, thậm chí 10-15 lần với các loại sắc tố bẩm sinh và chân sâu như Hori, Ota, Ito…
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình