3 con đường lây nhiễm bệnh than
Bệnh than không chỉ nguy hiểm bởi biểu hiện đáng sợ mà còn bởi khả năng tồn tại cực lâu trong môi trường (có thể lên tới 48 năm).
Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm đe dọa cuộc sống bình thường ảnh hưởng đến động vật, đặc biệt là động vật nhai lại (như dê, bò, cừu và ngựa). Bệnh than có thể được truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm của chúng.
Trong những năm gần đây, bệnh than đã nhận được rất nhiều sự chú ý vì nó đã trở nên rõ ràng rằng nhiễm trùng cũng có thể được lây lan bởi một cuộc tấn công khủng bố sinh học hoặc bằng chiến tranh sinh học. Bệnh than không lây lan từ người này sang người khác.
Nguyên nhân
Thủ phạm chính gây bệnh than là vi khuẩn Bacillus anthracis. Khuẩn này được phát hiện bởi một bác sĩ người Đức và là nhà khoa học, TS Robert Koch.
Dưới kính hiển vi, vi khuẩn này trông giống như 1 cái que lớn.
Ở trong đất, chúng tồn tại dưới dạng bảo tử và có thể sống tới 48 năm.
Cơ chế nhiễm bệnh
Có thể nhiễm vào cơ thể qua hệ tiêu hóa
Bệnh than có thể lây nhiễm sang người theo 3 cách:
- Phổ biến nhất là nhiễm qua da, gây ra vết thương đáng sợ nhưng thường tự “bay” mất mà không cần điều trị.
- Nếu nuốt phải khuẩn than có thể mắc bệnh rất nặng, thậm chí là tử vong.
- Nặng nhất là lây qua đường hô hấp, khuẩn than sẽ xâm nhập được vào các tuyến bạch huyết ở ngực, sinh sôi nảy nở và sản xuất các chất độc gây tử vong.
Thời gian ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh tương đối ngắn, thường từ 1-5 ngày. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, thời kỳ ủ bệnh của bệnh than khá âm thầm, khó nhận biết.
Và nghiêm trọng nhất là lây qua hệ hô hấp
Các biểu hiện khác gồm đau cơ, đau đầu, sốt, buồn nôn và nôn mửa.
Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 6 tuần nhưng nếu không được điều trị kháng sinh thích hợp, bệnh nhân có thể tử vong.
Hít phải khuẩn than: Các biểu hiện ban đầu rất mờ nhạt, giống như cúm. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và có thể gây suy hô hấp nặng, sốc, hôn mê và tử vong.
Khuẩn than lây qua đường hô hấp không gây viêm phổi mà chui vào hạch bạch huyết, tiết ra chất độc lan khắp cơ thể, gây hoại tử hạch bạch huyết ở ngực.
Dù được điều trị kháng sinh, phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn than qua đường hô hấp vẫn tử vong vì các thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể phá hủy các độc tố chết người mà khuẩn than tiết ra.
Ăn phải khuẩn than: Khuẩn than nhiễm vào hệ tiêu hóa là do ăn thịt nhiễm bệnh chưa nấu chín. Biểu hiện chính là buồn nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy ra máu và sốt. Các vi khuẩn than sẽ xâm nhập qua thành ruột. Sau đó, nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể qua huyết mạch dòng máu (nhiễm trùng huyết) với độc tính gây chết người.
AloBacsi.vn
Theo Thu Phương - Dân trí (Medicinenet)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình