Hotline 24/7
08983-08983

10 điều mẹ cần làm để bảo vệ đôi mắt bé yêu

Tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời (UV) có thể góp phần tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và ung thư mắt.

1. Không bao giờ là quá sớm để đưa con của bạn đi kiểm tra mắt

Y sĩ nhãn khoa có thể kiểm tra mắt của trẻ em ngay cả khi chúng chưa thể đọc được chữ. Bạn nên cố gắng đưa con khám mắt đầu tiên ít nhất là khi trẻ được ba tuổi, đặc biệt là nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh về mắt.

2. Kiểm tra thị lực cho bé ở các thời điểm quan trọng, đó là:

- Trẻ được 6 tháng tuổi

- Trẻ 3 tuổi

- Trước khi đi lớp lần đầu tiên

- Ít nhất mỗi năm ở độ tuổi từ 6 - 18 tuổi và kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình phát triển.


3. Luôn chắc chắn rằng con có đủ ánh sáng khi học tập để không phải căng mắt nhìn.

4. Giúp con bảo vệ thị lực trong ánh mặt trời

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời (UV) có thể góp phần tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và u ác tính ở mắt (ung thư mắt). Vì vậy, khi trẻ hoạt động ngoài trời cha mẹ cần cho trẻ mang kính có chất lượng tốt, nhằm tránh tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).

5. Hãy chắc chắn trẻ ăn nhiều rau xanh

Ăn trái cây và rau quả có chứa các chất được gọi là lutein và zeaxanthin có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mù hàng đầu của mắt. Trong đó, nên cho trẻ ăn nhiều bông cải xanh, cam, đậu, quả kiwi, xoài, ngô ngọt, nho, rau bina…

6. Vitamin A giúp đôi mắt khỏe

Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.


7. Đảm bảo trẻ không làm việc bằng mắt quá sức

Hãy nhắc nhở trẻ không nhìn máy tính hoặc đọc sách quá lâu có thể dẫn đến đôi mắt mệt mỏi, đỏ và đau.

8. Để ý đến các triệu chứng về mắt

Nếu trẻ phàn nàn về đôi mắt mệt mỏi và triệu chứng nhức đầu thường xuyên thì cần thiết có một cuộc kiểm tra mắt với bác sỹ. Thị lực là một nguyên nhân phổ biến của đau mắt và đau đầu.

9. Khi con bạn chơi thể thao, hãy nhắc trẻ mang kính bảo hộ để không có nguy cơ chấn thương mắt nguy hiểm

10. Đối phó với những tổn thương mắt

Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế.

Với những dị vật nhỏ như bụi bay vào mắt, mi quặp… không để trẻ dụi mắt mà sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mắt để rửa trôi dị vật.

Theo Eva

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X