Hotline 24/7
08983-08983

Trước khi ghép thận nên ăn uống như thế nào?

Câu hỏi

Dạ bác sĩ cho em hỏi, trước khi ghép thận, chúng ta nên có chế độ ăn uống như thế nào và có nên kiêng cữ một số thực phẩm nào hay không?

Trả lời

BS.CK2 Tạ Phương Dung

BS.CK2 Tạ Phương Dung

Trưởng khoa Nội thận - miễn dịch ghép - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM

Chào bạn,

Trước khi ghép thận thì chúng tôi vẫn tập trung để bệnh nhân có thể lọc máu, bệnh nhân nên cố gắng tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ về lượng nước nhập hằng ngày bằng lượng nước tiểu trong 24 giờ vừa qua nhưng lưu ý lượng nước này bao gồm cả trong lượng nước uống, canh, cháo và luôn luôn ăn lạt.

Khi đến gần ngày ghép, chúng tôi khuyên bệnh nhân nên ăn nhẹ, một ngày trước khi ghép thì không nên ăn nữa và đến ngày ghép thì chúng ta sẽ nhịn hoàn toàn.

Sau khi ghép xong thì chúng ta phải căn cứ vào mức độ phục hồi của các cơ quan, bắt đầu tập ăn lại từ những món nhẹ và tránh ăn lặt vặt. Mổ thận không giống như mổ tiêu hóa, chúng ta sẽ được ăn sớm hơn.

Sau khi ghép xong, khi thận đã được phục hồi thì việc ăn uống sẽ được thoải mái hơn. Khi ăn uống chúng ta sẽ được nhập nước nhiều hơn, tùy theo lượng nước tiểu. Có những bệnh nhân lượng nước tiểu đạt đến 5-6 lít mỗi ngày thì phải nhập vào một số lượng nước đến 5-6 lít. Lúc này chúng ta sẽ được ăn canh, ăn nước của phở, hủ tiếu mà trước khi ghép chúng ta không được dùng. Chúng ta cũng có thể thay thế bằng những loại nước trái cây hoặc trái cây có nhiều nước.

Nhưng phải luôn lưu ý dù ăn trước hay sau ghép, chúng ta phải luôn luôn ăn lạt và phải giữ mức ăn này bởi vì những người bình thường cũng hay được khuyến cáo là nên ăn lạt, vì ăn lạt tránh được những bệnh về tim mạch.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thận chính là ăn mặn nên bây giờ sau khi ghép thận xong không có nghĩa hết bệnh mà phải duy trì ăn lạt đến suốt đời. Sau ghép, chúng ta được ăn tự do hơn nhưng vẫn luôn giữ an toàn thực phẩm. Lưu ý những ngày đầu mới ghép, chúng ta nên dùng những loại thực phẩm đã được nấu, chế biến, tiệt trùng.

Ở nhà, cố gắng nấu bữa nào ăn bữa đấy và tránh sử dụng thực phẩm được chế biến từ nhiều ngày trước, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và phải sử dụng thuốc tiêu hóa. Có một số nhóm thuốc cũng gây ra rối loạn tiêu hóa và lúc này bác sĩ phải phân biệt rằng rối loạn tiêu hóa này của thuốc hay là của thực phẩm. Điều này sẽ làm các bác sĩ băn khoăn vì nếu là do vệ sinh an toàn thì bệnh nhân phải điều trị thuốc, ngược lại rối loạn tiêu hóa do thải ghép thì chúng tôi lại phải đối thuốc hoặc giảm liều thuốc. Do đó, bệnh nhân cố gắng nấu cho bữa ăn luôn được mới và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X