Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ em có bị loãng xương hay không?

Chào bác sĩ! Con tôi năm nay 7 tuổi, tôi có cho con đi khám sức khỏe tổng quát ở trường thì bác sĩ có nói con tôi bị thiếu canxi nghiêm trọng. Vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không và trẻ em có khả năng bị loãng xương không thưa bác sĩ?

Chào bạn,

Loãng xương là tình trạng tăng phần xốp của xương do giảm mật độ xương do sự suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn với các khung xương. Đây chính là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng của 2 quá trình tạo xương và hủy xương cụ thể là quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Bệnh loãng xương ở trẻ em không có biểu hiện rõ nét nhưng từng chút một, ngày qua ngày nó làm cho hệ xương khớp của trẻ bị yếu đi, đặc biệt ở cột sống và dọc theo các chi. Những trẻ bị loãng xương thường có khối lượng xương đỉnh thấp hơn so với người lớn.

Việc mất một khối lượng xương từ những năm tháng đầu đời có thể khiến trẻ có đối mặt với nguy cơ bị biến chứng lâu dài như gãy xương. Nếu không được chữa trị kịp thời thì khả năng trẻ bị cong vẹo cột sống, gù lưng hay giảm chiều cao là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Trẻ em bị loãng xương nguyên nhân chủ yếu do:

- Những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thể chất yếu, chế độ ăn thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi, phospho, magie trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D,…sẽ làm bộ xương không đạt được khối lượng khoáng chất đỉnh ở tuổi trưởng thành. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương hoặc các bệnh lý liên quan đến xương khớp sau này.

- Ít hoạt động thể lực cũng như ít hoạt động ngoài trời sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì những trẻ hiếu động, tinh nghịch thường có nguy cơ loãng xương ở trẻ em hoặc mắc các bệnh về xương khớp ít hơn.

- Trẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa làm hạn chế khả năng hấp thu canxi, vitamin D cũng có nguy cơ bị loãng xương.

- Yếu tố di truyền, gia đình cũng có tác động đến hệ xương khớp của trẻ. Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị bị loãng xương thì những em bé sau hoàn toàn có nguy cơ gặp phải tình trạng loãng xương hay xương khớp yếu.

Canxi chính là chìa khóa giúp cấu tạo mô xương để hệ xương khỏe mạnh và nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng phòng tránh loãng xương ở trẻ em. Do đó, cần tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên để thúc đẩy sự tăng trưởng của xương. Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên chú ý bổ sung canxi ở giai đoạn trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, điều này sẽ giúp tăng mức khoáng hóa xương cho trẻ và là tiền đề cho hệ xương khớp phát triển ở giai đoạn dậy thì.

Dưới đây là bảng nhu cầu canxi theo lứa tuổi như sau:

– Trẻ 0 - 5 tháng có nhu cầu 300 mg/ngày

– Trẻ 6 - 11 tháng có nhu cầu 400mg/ngày

– Trẻ 1 - 3 tuổi có nhu cầu 500mg/ngày

– Trẻ 4 - 6 tuổi có nhu cầu 600mg/ngày

– Trẻ 7 - 9 tuổi có nhu cầu 700mg/ngày

– Thiếu niên 10 - 18 tuổi có nhu cầu 1.000mg/ngày

Sữa và các chế phẩm của sữa sẽ là nguồn cung cấp canxi quan trọng. Ngoài ra, nguồn canxi dồi dào được tìm thấy rất nhiều trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, ngao, ốc, lòng đỏ trứng.

Mọi thắc mắc gọi về tổng đài 1800 6808 (miễn cước) hoặc Hotline 096 268 6808 để được tư vấn chi tiết. Website: https://bone.vn.

>> Xem thêm:

Phòng ngừa và chống lại loãng xương từ lời khuyên chuyên gia

8 thực phẩm có hại cho xương khớp của bạn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X