Hotline 24/7
08983-08983

Tìm hiểu hai loại hooc môn quan trọng đối với bệnh tiểu đường

Insulin và glucagon là những hooc môn giúp điều chỉnh lượng đường glucose trong máu của bạn. Glucose có nguồn gốc từ tinh bột bạn ăn, được vận chuyển theo dòng máu tuần hoàn đi khắp cơ thể để cung cấp nguyên liệu nuôi dưỡng mô và tế bào.

Thông thường, hai hooc môn Insulin và glucagon phối hợp cùng nhau để duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu của bạn, giữ chúng trong giới hạn an toàn cho cơ thể. Những hormon này giống như "âm" và "dương" khi cùng hiệp đồng kiểm soát đường máu.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về hai loại hooc môn quan trọng này và những rối loạn của cơ thể khi chúng hoạt động không tốt.

Insulin và glucagon phối hợp cùng nhau thế nào?

Insulin và glucagon phối hợp cùng nhau trong một cơ chế điều hòa ngược âm tính (negative feedback loop). Trong cơ chế này các hooc môn sẽ có sự tương tác qua lại lẫn nhau với mục đích cuối cùng để ổn định đường huyết.


Insulin hoạt động thế nào?

Khi tiêu hóa, thực phẩm chứa carbohydrate (chủ yếu là tinh bột, đường) được chuyển thành

Glucose: loại đường được vận chuyển trong máu để cung cấp năng lượng cho tế bào.

Insulin:  là hooc môn giúp tế bào nhận glucose từ máu để sử dụng hoặc lưu trữ lại. 

Glycogen: là dạng dự trữ của glucose tại gan và cơ để sử dụng để làm năng lượng khi có nhu cầu.

Glucagon hoocmon kích thích các tế bào tại gan và cơ chuyển glycogen thành glucose và giải phóng nó vào trong máu để tế bào có thể sử dụng làm năng lượng

Tuyến tụy là một cơ quan nằm trong bụng của bạn, tuyến tụy sản xuất và giải phóng các hooc môn insulin và glucagon.

glucose. Hầu hết lượng glucose này được đưa vào máu của bạn, làm tăng mức đường huyết. Sự gia tăng đường huyết này sẽ báo hiệu tuyến tụy của bạn sản sinh ra hooc môn insulin.

Insulin sẽ giúp các tế bào trong cơ thể bạn lấy glucose từ trong máu. Khi glucose từ máu di chuyển vào tế bào, lượng glucose trong máu giảm xuống. Đa số tế bào sử dụng glucose để làm năng lượng. Một sốt ít tế bào, chẳng hạn như tế bào tại gan và cơ, lưu trữ glucose dưới dạng glycogen để cơ thể sử dụng glycogen làm năng lượng dự trữ khi cần thiết.

Glucagon hoạt động như thế nào?

Khoảng bốn đến sáu giờ sau khi ăn, lượng đường trong máu giảm, kích thích tuyến tụy sản xuất glucagon. Hoóc môn này khiến tế bào gan và tế bào cơ của bạn thay đổi glycogen được dự trữ thành glucose. Các tế bào này sẽ giải phóng glucose vào máu để các tế bào khác của cơ thể có thể sử dụng.

Quá trình điều hòa ngược âm tính này liên tục duy trì để giữ cho lượng đường huyết của bạn giữ ở giới hạn cho phép, đảm bảo rằng cơ thể của bạn được luôn được cung cấp năng lượng.

Rối loạn glucose

Đối với một số người, sự điều chỉnh nồng độ glucose trong máu diễn ra không bình thường. Bệnh tiểu đường là tình trạng mất cân bằng đường huyết được biết đến nhiều nhất. Khi nhắc đến bệnh tiểu đường là đề cập đến một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, việc sử dụng hoặc sản xuất các hooc môn insulin và glucagon của cơ thể sẽ không còn bình thường, dẫn đến thay đổi nồng độ  glucose trong máu. Sự thay đổi này có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm cho cơ thể như tăng đường huyết quá cao hoặc hạ đường huyết quá thấp.


Tiểu đường type 1

Trong hai type tiểu đường chính, bệnh tiểu đường type 1 ít phổ biến hơn. Đây là tình trạng rối loạn khả năng của hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến tự tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của chính cơ thể mình. Nếu bạn bị tiểu đường type 1, tuyến tụy của bạn không sản xuất insulin. Do đó, bạn phải phải bổ sung insulin mỗi ngày. Nếu không, bạn sẽ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong.

Tiểu đường type 2

Với bệnh tiểu đường type 2, cơ thể bạn vẫn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào của bạn không đáp ứng với insulin một cách bình thường. Chúng không thể nhận glucose từ máu của bạn nên đường máu luôn luôn tăng cao. Theo thời gian, bệnh tiểu đường type 2 khiến cơ thể bạn sản xuất ra ít insulin hơn, và từ đó càng làm tăng nguy cơ làm đường máu cao.

Tuyến tụy

Tiểu đường thai kỳ

Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vào cuối thai kỳ của họ. Trong bệnh tiểu đường thai

Duy trì ổn định glucose huyết trong bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị tiểu đường thì điều quan trọng nhất là duy trì ổn định lượng đường huyết. Đường huyết cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như bệnh tim, tổn thương thần kinh và tổn thương thận.

Theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu của bạn sẽ giúp bạn đảm bảo nó nằm trong phạm vi an toàn.

kỳ, các hoocmon có liên quan đến thời kì thai nghén có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của insulin. Tình trạng này thường biến mất sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường thai nghén, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai, khoảng 5 năm sau thai kỳ đó.

Tiền tiểu đường

Nếu bạn bị tiền tiểu đường, thì cơ thể của bạn đã không đáp ứng với insulin một cách bình thường. Kết quả là, đường huyết của bạn tăng lên, mặc dù không cao như khi bị tiểu đường type 2. Rất nhiều người mắc tiền tiểu đường đã tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2.

Thảo luận với bác sĩ của bạn

Hiểu rõ cơ thể hoạt động thế nào sẽ giúp bạn có một lối sống khỏe mạnh. Insulin và glucagon là hai hooc môn quan trọng mà cơ thể bạn sản xuất để duy trì cân bằng đường huyết. Hiểu biết về những nội tiết tố này sẽ giúp bạn tìm ra những biện pháp phù hợp để phòng bệnh tiểu đường.

Nếu bạn có những thắc mắc về insulin, glucagon, và đường huyết, hãy thảo luận với bác sỹ của mình. Các câu hỏi bạn có thể hỏi là:

- Đường huyết của tôi có ở mức an toàn?
- Tôi có bị tiền tiểu đường không?
- Tôi có thể làm gì để tránh mắc bệnh tiểu đường?
- Khi nào tôi cần phải dùng insulin?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam/ Healthline

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X