Hotline 24/7
08983-08983

Tiểu đường tuýp 1 có di truyền từ mẹ sang con?

Em bị tiểu đường tuýp 1 đã 3 năm bây giờ chuẩn bị lập gia đình. Dạo gần 3 tháng nay lượng đường huyết của em khá cao và cũng hay bị hạ đường huyết vào buổi sáng, xét nghiệm HbA1c thì 12.8mm/l.

BS cho em hỏi nếu em muốn có con thì không biết sẽ có ảnh hưởng gì không, làm cách nào để tránh di truyền từ mẹ sang con, và khi em muốn có con thì loại sữa nào là thích hợp nhất cho em ạ? Em cảm ơn.

Tiểu đường tuýp 1. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em Anh Thu,

Tôi rất chia sẻ bệnh tình của em. Bệnh đái tháo đường thường có hai loại:

- Tuýp 1 (5%) do cơ thể thiếu hoàn toàn chất insulin

- Tuýp 2 (95%) do thiếu một phần insulin hoặc giảm tác dụng của insulin đối với cơ thể

Em bị đái tháo đường tuýp 1 nên cần phải dùng insulin suốt đời, kể cả lúc mang thai.

Để chuẩn bị mang thai thật tốt, em phải nên gặp BS chuyên khoa Nội tiết để giúp em một số việc quan trọng sau:

- Kiểm soát đường huyết thật khắc khe ngay trước, trong lúc mang thai bằng các trị liệu insulin phù hợp và tích cực.

- Tầm soát một số biến chứng và ổn định trước khi mang thai như biến chứng mắt, biến chứng thận vì biến chứng này có thể nặng lên bất ngờ trong thời gian mang thai.

- Có thể ngưng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến phát triển thai.

Khi cha hoặc mẹ bị đái tháo đường thì có thể di truyền cho con khoảng 15%, riêng đái tháo đường tuýp 1 có thể cao hơn. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố tác động lên sự xuất hiện đái tháo đường.

Khi em mang thai, em có thể uống loại sữa nào mà không ảnh hưởng nhiều đến kiểm soát đường huyết của em là được.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:


Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1) và bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2). Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một tình trạng mãn tính. Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ lượng insulin, một hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp  thganăng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể đến rất nhanh và bao gồm:

- Mờ mắt;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Cảm thấy rất khát nước và đói thường xuyên;
- Bị nhiễm trùng thường xuyên;
- Cảm thấy mệt mỏi và yếu;
- Vết thương lâu lành;
- Cảm giác tê ở tay hoặc chân;
- Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 gây ra do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.

Đối với hầu hết người bệnh tiểu đường, nguyên nhân của tình trạng thiếu insulin thường là do hệ miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, nhưng lý do của hiện tượng này hiện vẫn chưa rõ. Những nguyên nhân khác bao gồm các bệnh khác như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, và chứng viêm (sưng, kích thích) tuyến tụy nặng cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường bằng cách gây tổn thương tụy.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

- Theo chế độ ăn uống đặc biệt và ăn nhẹ tại cùng một thời điểm vào mỗi ngày;
- Tập thể dục và ngủ đầy đủ;
- Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên. Hãy gọi cho bác sĩ nếu lượng đường huyết lên quá cao;
- Hãy gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc không thể giữ lại chất đặc và chất lỏng;
- Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị co giật, không thể đứng dậy hoặc bất tỉnh;
- Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng insulin.


ThS.BS Võ Tuấn Khoa
Khoa Nội tiết - BV Nhân dân 115

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X