Thuốc Methyldopa điều trị tăng huyết áp thai kỳ có ảnh hưởng em bé?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi,
Em đang bầu 33 tuần, bị huyết áp thai kỳ, bác sĩ cho uống thuốc Methyldopa để làm hạ huyết áp, ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên. Hiện tại huyết áp em đã hạ thì có nên ngưng thuốc không ạ, hay là phải uống tới lúc sinh em bé? Uống nhiều thuốc hạ áp có ảnh hưởng tới thai nhi hay không bác sĩ?
Trả lời
Tăng huyết áp thai kỳ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào Thanh Mai,
Em bị tăng huyết áp thai kỳ thì phải uống thuốc đúng theo quy định của bs và tái khám theo hẹn để bác sĩ kiểm tra cho mẹ (huyết áp, tiểu đạm...) và kiểm tra cho con chặt chẽ hơn các thai phụ bình thường khác.
Ngay cả khi huyết áp em hiện về mức bình thường nhưng đó là nhờ tác dụng của thuốc giữ cho huyết áp không cao, em mà ngưng thuốc thì huyết áp vọt lên bất ngờ có thể gây sản giật, xuất huyết não, xuất huyết võng mạc... và nguy hại cho con.
Bác sĩ đã chọn thuốc huyết áp an toàn cho mẹ và thai nên em cứ yên tâm, việc uống thuốc tới lúc nào thì tùy vào tình trạng bệnh của em nữa, do bác sĩ kiểm tra rồi điều chỉnh chứ em không được tự ý ngưng, em nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Tăng huyết áp thai kỳ dẫn tới nhiều nguy cơ khác nhau, gồm:
- Giảm
lưu lượng máu đến nhau thai: Điều này làm giảm cung cấp oxy và chất
dinh dưỡng cho thai, có thể làm bé chậm tăng trưởng và nhẹ cân khi chào
đời.
- Nhau bong non: Nhau thai sớm tách khỏi tử cung. Nhau bong non có thể làm bé ngạt thở do thiếu oxy và gây chảy máu cho mẹ.
- Sinh non.
- Tăng
nguy cơ bệnh tim mạch cho mẹ về sau: Những người mẹ bị tiền sản giật
(với dấu hiệu huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20) có
thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch sau sinh, dù huyết áp trở lại bình
thường.
Một số trường hợp, cao huyết áp xuất hiện từ trước khi
mang thai. Một số trường hợp khác, cao huyết áp xuất hiện khi đã mang
thai.
- Cao
huyết áp mãn tính: Cao huyết áp xuất hiện từ trước khi mang thai, tiếp
tục phát triển khi đã mang thai, thậm chí có thể kéo dài hơn 12 tuần sau
sinh.
- Cao huyết áp thai kỳ: Cao huyết áp xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ và thường biến mất sau sinh.
- Tiền
sản giật: Cao huyết áp mãn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ đều có thể
dẫn tới tiền sản giật. Nếu không được điều trị, nó có thể gây biến chứng
thậm chí tử vong cho mẹ và bé.
Bất cứ thuốc nào bạn uống trong
thời kỳ mang thai đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Mặc dụ một số thuốc
hạ huyết áp được coi là an toàn khi mang thai nhưng có một số loại,
chẳng hạn như angiotensin-converting enzyme (ACE), thuốc chẹn thụ thể
angiotensin (ARB) và thuốc ức chế renin được khuyên là cần tránh khi
mang thai.
Nếu bạn cần hạ huyết áp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc thích
hợp cho bạn. Nên uống thuốc theo quy định. Tránh ngưng uống thuốc hoặc
tự ý điều chỉnh liều lượng.
Nếu bạn từng bị cao huyết áp, bạn nên
đi khám sức khỏe trước khi có ý định mang thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra
huyết áp và điều trị cho bạn. Nếu bạn đang thừa cân, bác sĩ có thể
khuyên bạn giảm cân trước khi muốn thụ thai.
Trong thời gian mang
thai, bạn sẽ cần đi khám thai thường xuyên hơn. Trọng lượng và huyết áp
của bạn sẽ được kiểm tra ở mỗi lần khám. Bạn cũng có thể cần được làm
xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên.
Siêu âm giúp theo dõi
sự phát triển của bé. Kiểm tra nhịp tim thai cũng là cách giúp bác sĩ
đánh giá sức khỏe thai nhi ở người mẹ bị cao huyết áp. Bác sĩ cũng sẽ
gợi ý cho bạn cách đếm chuyển động của thai hàng ngày.
Điều thai phụ nên làm để ngăn ngừa các biến chứng
Chăm sóc tốt bản thân là cách giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.
- Đi khám thai đủ.
- Dùng thuốc hạ huyết áp theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Nghỉ ngơi theo khuyến nghị của bác sĩ.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế muối và dùng vitamin thai sản.
- Kiểm soát cân nặng. Nên tăng khoảng 11-16kg khi mang thai.
- Tránh rượu, hút thuốc.
|