Hotline 24/7
08983-08983

Thực phẩm chức năng có tốt thật không?

Thực phẩm chức năng được xem là bí mật khoẻ đẹp mới của con người. Người Nhật sống thọ nhất thế giới, một phần là nhờ họ có ý thức chăm sóc sức khỏe bằng thực phẩm chức năng từ khi còn trẻ.

Thực phẩm chức năng là gì?


Khái niệm và tên gọi về thực phẩm chức năng bắt nguồn từ Nhật Bản. Vào năm 1980, Bộ Y tế và Sức khỏe Nhật Bản bắt đầu xây dựng hệ thống tổ chức trong Bộ, tổ chức này có nhiệm vụ điều chỉnh và công nhận những loại thực phẩm có hiệu quả cải thiện sức khỏe của cộng đồng dân cư. Họ cho phép ghi trên nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm sử dụng cho sức khỏe con người, được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là FOSHU (Foods for Specified Health Use).

Ở Nhật, “những loại thực phẩm có hiệu quả lên sức khỏe bởi các chất dinh dưỡng truyền thống và các hoạt chất sinh học có chứa trong nó”, người ta gọi là thực phẩm chức năng. Sau đó, thực phẩm chức năng xuất hiện trên nhiều nước khác trên thế giới.


Nhật Bản là đất nước có những thực phẩm chức năng được cả thế giới ưa chuộng như: Collagen, Glucosamin, Fucoidan

Ở Mỹ quan điểm của ADA: Thực phẩm chức năng là “bao gồm tất cả các thành phần có trong nó và cũng là thực phẩm được làm mạnh thêm, làm giàu thêm hoặc nâng cao thêm yếu tố nào đó, có hiệu quả tiềm năng đến sức khỏe khi tiêu thụ một phần nó trong khẩu phần một cách thường xuyên, với mức độ có tác dụng”.

Theo FDA thì thực phẩm chức năng là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản có ích cho sức khỏe. Thực phẩm chức năng là “thực phẩm mà nếu ăn nó, thì sức khỏe sẽ tốt hơn khi không ăn nó”. Ví dụ như rau xanh và trái cây có chứa đủ chất để làm tăng cường sức khỏe. Những chất có hoạt tính sinh học trong thực phẩm chức năng có ích cho sức khỏe hoặc có ảnh hưởng sinh lý theo hướng mong muốn.

Tại Việt Nam, theo định nghĩa của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng những cơ quan bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Các tên gọi khác của thực phẩm chức năng là: Thực phẩm bổ sung, Sản phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm đặc biệt, Sản phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm thuốc.

Thực phẩm chức năng tiếng Anh gọi là gì?

Thực phẩm chức năng tiếng Anh là functional foods. Functional foods là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất “chức năng”.


Thực phẩm chức năng tiếng Anh là "functional foods"

Thực phẩm chức năng có tốt không?

Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ trợ cho sức khỏe chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Với những người ăn uống không đủ chất hoặc bị bệnh cần phải bổ sung thêm các chất hoặc vi chất (vitamin, khoáng tố…) thì thực phẩm chức năng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Công dụng của thực phẩm chức năng là:

- Bổ sung nhanh chóng chất dinh dưỡng và các chất có tác dụng chức năng mà cơ thể không được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày.

- Có thể tạm thời thay thế bữa ăn khi không có điều kiện ăn uống bình thường (như khi ở môi trường thiếu thốn thực phẩm hoặc không thể ăn được vì lý do bênh tật).

- Các chế phẩm đều ở dạng tinh chế rất tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản.

- Có nhiều sản phẩm để chọn lựa phù hợp với tình trạng cơ thể từng người.

- Mua và dùng dễ dàng không cần phải có thầy thuốc khám bệnh kê toa.

- Khi sử dụng thực phẩm chức năng, người sử dụng sẽ có ý thức chăm lo cho sức khoẻ, thay đổi thói quen để có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có lợi cho sức khoẻ hơn.

Các loại thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng có thể phân loại dựa theo nguồn gốc, dựa trên chức năng phòng chống bệnh tật hay dựa theo nhóm sức khỏe, giới tính, lứa tuổi. Về cơ bản, có 7 nhóm như sau:

1. Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất: Loại này rất phát triển ở Mỹ, Canada, các nước châu Âu, Nhật Bản… như việc bổ sung iode vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường hạt, vitamin vào nước giải khát, sữa… việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành bắt buộc, được pháp luật hóa để giải quyết tình trạng “nạn đói tiềm ẩn” vì thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu iode, thiếu vitamin A, thiếu sắt).

Ví dụ:

- Nước trái cây với các mùi khác nhau cung cấp nhu cầu vitamin C, vitamin E, b-caroten rất phát triển ở Anh
- Sữa bột bổ sung acid Folic, vitamin, khoáng chất rất phát triển ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Braxin…
- Bổ sung iode vào muối ăn và một số sản phẩm bánh kẹo được phát triển ở trên 100 nước.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất vào các loại nước tăng lực được phát triển mạnh mẽ ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Bổ sung DHA, EPA, w-3… vào sữa, thức ăn cho trẻ.

2. Nhóm thực phẩm chức năng dạng viên: Đây là nhóm phong phú và đa dạng nhất. Tùy theo nhà sản xuất, có các dạng viên nang, viên nén, viên sủi, chứa các hoạt chất sinh học, vitamin và khoáng chất.

Ví dụ:

- Viên C sủi; Viên tăng lực.
- Viên đề phòng loãng xương (có nhiều canxi).
- Viên đề phòng thoái hóa khớp.
- Các loại thực phẩm chức năng chống ôxy hóa do các viên có chứa hoạt chất sinh học từ thảo dược…
- Thực phẩm chức năng chống ung thư.
- Thực phẩm chức năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn thần kinh và các chứng, bệnh mạn tính khác.

3. Nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng”:

Hay gặp là: Nhóm trà thảo dược. Được sản xuất, chế biến để hỗ trợ giảm cân, giảm béo, phòng chống rối loạn một số chức năng sinh lý thần kinh, tiêu hóa, để tăng cường sức lực và sức đề kháng (ví dụ: trà giảm béo, trà sâm…) các loại thực phẩm này dành cho người muốn giảm cân, bệnh tiểu đường…

 4. Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực: Được sản xuất, chế biến để bổ sung năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể dục thể thao…

5. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ tiêu hóa: Chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng, tăng khối lượng phân do đó chống được táo bón, ngừa được ung thư đại tràng. Ngoài ra chất xơ còn có vai trò đối với chuyển hóa cholesterol, phòng ngừa nguy cơ suy vành, sỏi mật, tăng cảm giác no, giảm bớt cảm giác đói do đó hỗ trợ việc giảm cân, giảm béo phì, hỗ trợ giảm đái đường.

Nhiều loại thực phẩm giầu chất xơ được sản xuất, chế biến như các loại nước xơ, viên xơ, kẹo xơ…


6. Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt:

- Là thức ăn cho phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ ăn dặm, vận động viên, phi hành gia, người đái tháo đường, cao huyết áp; Thức ăn qua ống thông dạ dày; Thức ăn thiên nhiên: tỏi, trà xanh, các chất sinh học thực vật…

Thực phẩm chức năng Nhật Bản

Người Nhật sống thọ nhất thế giới, trung bình là 84 tuổi và phụ nữ Nhật còn nổi tiếng với vẻ đẹp bất chấp thời gian. Mặc dù thành tích này phần nhiều có được là do phong cách sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh của người Nhật, nhưng có một thực tế là người Nhật cũng đang ngày càng chuyển sang nắm bắt sự tiến bộ kỳ diệu của thực phẩm chức năng.

Theo số liệu của công ty Shiratori, hiện nay 70% người dân Nhật đang sử dụng thực phẩm chức năng hàng ngày.

Thực phẩm chức năng được xem là bí quyết giúp người Nhật trẻ khỏe lâu

Các thực phẩm chức năng phổ biến tại Nhật:

1. Collagen

Khi nói về thực phẩm bổ sung dành cho làm đẹp, collagen chính là thành phần then chốt tại Nhật Bản. Từ những loại mặt nạ dưỡng da cho đến gia vị trong thực phẩm, bạn đều có thể tìm thấy collagen. Có 3 dạng collagen là viên, bột và nước. 2 năm gần đây, thị trường xuất hiện thêm dạng amino collagen chứa 100% collagen phân tử lượng thấp từ cá, dễ dàng hấp thu bởi cơ thể cao hơn 1,5 lần so với collagen từ da lợn.

2. Glucosamine

Glucosamin được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản. Glucosamin là một hợp chất hoá học tự nhiên tìm thấy trong cơ thể, có khả năng làm giảm đau khớp do bệnh viêm khớp. Hai loại glucosamine chính là hydrochloride và sulfat. Thực phẩm chức năng từ Glucosamine là loại chất bổ sung được bán nhiều nhất ở Nhật Bản trong những năm gần đây, chủ yếu là do sự gia tăng số người già bị đau khớp.

3. Aojiru - Thực phẩm chức năng từ rau cải xoăn và lúa mạch

Bạn có thể chưa nghe đến "Aojiru", nhưng nó là một trong những loại thực phẩm bổ sung chế độ ăn uống nền rau phổ biến nhất ở Nhật Bản từ những năm 1980. Nó được gọi là "Nước ép xanh" ở phương Tây, dịch trực tiếp tên tiếng Nhật. Aojiru lần đầu tiên được phát hiện bởi một bác sĩ quân đội Nhật Bản vào năm 1940 và được Q'SAI phổ biến.

4. Thực phẩm chức năng giảm béo

Đây là sản phẩm bùng nổ trong vài năm trở lại đây do sự nhịp sống quá bận rộn, con người nạp quá nhiều năng lượng mà lại ít vận động, khiến mỡ tích tụ. Một số người bị rối loạn chức năng chuyển hoá mỡ. TPCN giảm mỡ, chống béo phì Nhật Bản ngày càng được sử dụng rộng rãi nhờ thành phần tự nhiên nhưng hiệu quả cao, giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa và hỗ trợ các chức năng khác như tim mạch, chống lão hoá…

5. Thực phẩm chức năng chống suy giảm nội tiết tố nữ 

Suy giảm nội tiết tố ở phụ nữ kéo theo rất nhiều hệ luỵ vậy nên, giảm thiểu được tình trạng suy giảm nội tiết tố càng sớm càng tốt chính là chìa khoá để trẻ đẹp lâu dài. Tại Nhật Bản, sản phẩm chống suy giảm nội tiết tố nữ rất được quan tâm và đạt lượng tiêu thụ ngày càng cao.

6. Thực phẩm chức năng tăng cường sự tự tin cho nam giới

Tại Nhật Bản, loại thực phẩm chức năng rất phổ biến không chỉ bởi khách hàng muốn tăng khả năng sinh lý mà vì họ mong muốn giảm các nguy cơ bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.

Thực phẩm chức năng của Mỹ

Người Mỹ chi khoảng 40 tỷ USD cho việc tiêu thụ thực phẩm chức năng các loại mỗi năm.

1. Thực phẩm chức năng dinh dưỡng:

Cứ 10 người Mỹ thì có đến 9 người sử dụng TPCN dạng siêu dinh dưỡng bao gồm các chất lành mạnh, vitamin, khoáng chất thiết yếu, thảo dược và các loại thực vật học. Trong số đấy bao gồm cả omega 3 và dầu cá trong thực đơn ăn uống, omega 3 là loại vi chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp mà cần phải thu nạp từ bên ngoài qua các loại tinh dầu thực phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.


Mỹ là một trong những nước đứng đầu về tiêu thụ thực phẩm chức năng

2. Thành phần thực phẩm chức năng từ tự nhiên: Theo nghiên cứu thì cứ 10 người Mỹ có tới 6 người tìm kiếm và lựa chọn những TPCN được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, không chứa hoá chất và các thành phần độc hại.

3. Thực phẩm chức năng Protein: 57% người tiêu dùng Mỹ độ tuổi 18 - 34 lựa chọn các sản phẩm dạng này và độ tuổi trên 65 cũng là đối tượng ưa chuộng dòng TPCN này.

Ưu điểm trong sức khoẻ là giúp xương khớp chắc khoẻ, cải thiện và đẩy mạnh hệ miễn dịch, mang lại cơ bắp săn chắc, tăng cường năng lượng cho cơ thể.

4. Thực phẩm chức năng dành cho trẻ: Có tới 50% các bà mẹ Mỹ lựa chọn cho con mình thực phẩm và đồ uống chức năng với mục đích nâng cao, chăm sóc sức khoẻ. Các mẹ sẽ hướng đến những nhóm TPCN là dòng sản phẩm giàu dinh dưỡng, giàu calo.

5. Thực phẩm chức năng dạng dược phẩm: Trên thực tế, người tiêu dùng Mỹ sẽ lựa chọn TPCN dạng dược phẩm với mục đích ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như cao huyết áp, tim mạch, loãng xương, đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ, ung thư và bệnh Alzheimer ở người già.

6. Thực phẩm chức năng thể thao: Dòng sản phẩm này không những có khả năng tăng cường thể lực cho các vận động viêm thể thao mà còn rất tốt cho những người có thói quen thường xuyên luyện tập hoặc thường xuyên tập tại phòng gym.

7. Thực phẩm chức năng giảm cân: Nhờ công dụng bổ dung những thành phẩn dinh dưỡng đặc biệt có tác dụng giảm cân, đốt chất béo và có khả năng thay thế bữa ăn hàng ngày, từ đấy rút ngắn "chặng đường" thu nhỏ vóc dáng.

8. Thực phẩm chức năng trẻ hóa: Chị em phụ nữ đặc biệt ưa chuộng dòng sản phẩm này, bởi TPCN trẻ hoá được chiết xuất từ dưới dạng thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc tự nhiên, nuôi trồng và chế biến theo quy trình hữu cơ.

 Thái Anh (tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X