Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao phải phục hồi tuyến tụy ở tiểu đường?

Tuỵ có một nhiệm vụ tối quan trọng đó là cân bằng lượng đường trong máu. Để làm được điều này, tuỵ sử dụng 2 hoocmon có tên: Insulin và Glucagon, 2 hoocmon này được sinh ra từ một gia đình tế bào đặc biệt có tên là tiểu đảo tụy. Nếu tụy suy yếu và không cân bằng 2 chất này, nghĩa là sự cân bằng lành mạnh bị phá huỷ. Isulin giảm hoặc mất hẳn khi ấy tiểu đường xuất hiện.

Tuyến tụy bị suy yếu hay không sản xuất đủ insulin cần thiết khiến cho bệnh tiểu đường trầm trọng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy thận, tim mạch, mù lòa, hoại tử bàn chân… Nhưng hầu hết người bệnh chỉ đi tìm cách chữa phần ngọn là làm giảm lượng đường tức thời trong máu để tránh biến chứng. Mà quên rằng, để chữa bệnh tiểu đường hiệu quả phải hồi phục lại tuyến tuỵ, giúp tiểu đảo tuyến tuỵ trở lại chế độ hoạt động bình thường để sản xuất đủ các hoóc-mon chuyển hóa - đây mới là cách hỗ trợ điều trị tận gốc.

Tuyến tụy. Ảnh: Internet
Tuyến tụy. Ảnh: Internet

Tại sao phải phục hồi tuyến tụy ở tiểu đường?

Tuyến tụy có hai chức năng chính là tiết ra enzyme giúp phân giải đường trong thức ăn, đưa vào máu và tiết ra insulin giúp đưa đường từ máu vào các tế bào, giúp cơ thể có năng lượng để hoạt động bình thường.

Vì sao lại xuất hiện bệnh tiểu đường? Tuyến tụy còn sản xuất được hoóc-mon insulin nhưng không đủ hoặc bị kháng insulin không chuyển hóa hết được lượng đường, sẽ làm đường trong máu tăng cao hơn bình thường, lúc này phải dùng thuốc chứa insulin để hạ đường huyết. Theo thời gian người bệnh phải tăng lượng thuốc điều trị hoặc chuyển qua tiêm, những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: lờn thuốc, hạ đường huyết quá mức, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận...

Tuy nhiên nếu một ngày tuyến tụy của bạn bị suy yếu thì sao? Lúc đó tuyến tụy không thực hiện đúng chức năng của nó, không tiết ra đủ enzyme và insulin thì bệnh tiểu đường của bạn sẽ ngày càng trầm trọng. Vì vậy việc phục hồi và bảo vệ tuyến tụy là hoàn toàn cần thiết đối với người bệnh. Điều trị bệnh cần phải đi từ căn nguyên gây bệnh thì mới mong khỏi bệnh hoàn toàn. Việc bạn bảo vệ tuyến tụy chính là đang bảo vệ cái gốc cho sức khỏe của chính bạn.

Phục hồi tuyến tụy bằng thảo dược

Lúc này, phục hồi tuyến tụy bằng các loại thảo dược trong Đông y được xem là “chìa khóa vàng” cho người bệnh tiểu đường, bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ lợi ích tiềm tàng khi dùng thảo dược trong điều trị bệnh tiểu đường nói chung và phục hồi tuyến tụy nói riêng, nhằm kiểm soát đường huyết ổn định lâu dài ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

Theo các chuyên gia hàng đầu trong Đông y với hơn 20 năm nghiên cứu và điều trị bệnh tiểu đường cho biết, từ lâu, các loại sâm quý như: Sa sâm, Bố Chính sâm, sâm Đại hành, Nam Dương sâm… đã trở thành phương thuốc bí truyền trong y học phương Đông với tác dụng bồi bổ sinh lực, nâng cao sức khỏe và điều trị rất nhiều bệnh hiểm nghèo khác. Đặc biệt là đối với căn bệnh tiểu đường, các loại sâm quý này có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi tuyến tụy giúp sản sinh insulin một cách tự nhiên, điều khiển lượng đường trong máu hoạt động bình thường trở lại.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy, trái khổ qua rừng có khả năng phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng tiểu đường rất tốt thông qua cơ chế làm giảm chỉ số HbA1c. Chỉ sau 12 tuần điều trị, khổ qua rừng làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), điều này đồng nghĩa với việc giảm đáng kể các biến chứng trên mắt, thận, thần kinh và tim mạch... ở người bệnh tiểu đường.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại sâm quý hiếm trên cùng với khổ qua rừng, không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giúp ổn định đường huyết lâu dài, giảm chỉ số HbA1c hiệu quả và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đây là một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa rủi ro do biến chứng.

Khi mắc phải căn bệnh tiểu đường, nhiều người rất hoang mang, lo lắng vì nghĩ rằng mình sắp rơi vào cửa tử. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường không còn đáng lo khi người bệnh khắc phục được căn nguyên gây bệnh và điều chỉnh lại lối sống hằng ngày, bạn hoàn toàn có thể sống vui - sống khỏe với căn bệnh này dễ dàng.

Phục hồi tuyến tụy bằng cách ghép tụy

Những biện pháp điều trị hiện tại không hoàn toàn kiểm soát đường huyết lý tưởng như kỳ vọng. Dù có nhiều nhóm thuốc viên hạ đường huyết uống, đa số bệnh nhân (BN) vẫn bị những biến chứng trầm trọng. Sử dụng insulin giúp đạt được kiểm soát đường hợp lý nhưng cần phải điều chỉnh liều khá phức tạp và tăng nguy cơ hạ đường huyết. Nhưng những cách này đều không thể chữa khỏi bệnh. Trong 10 năm gần đây, phương pháp mới tạo ra hi vọng là phẫu thuật ghép tụy.

Ghép tụy toàn bộ

Có vẻ như vẫn hợp lý cho việc ghép toàn bộ tụy tạng cho cả hai thể đái tháo đường (ĐTĐ) nhưng ghép tụy toàn bộ chỉ được chấp nhận là cách điều trị cho người ĐTĐ type 1 (thường là trẻ em).

Ghép tụy ở đây là ghép toàn bộ tụy với hệ mạch máu phức tạp, đồng thời tụy được ghép với một phần ruột non nên đây là một cuộc đại phẫu không thể làm đại trà. Vì vậy mổ ghép tụy toàn bộ hiện chỉ thực hiện cùng lúc cho những người ĐTĐ bị suy thận và cần phải ghép thận.

Trên thực tế vẫn có nhiều BN được ghép thận hơn là ghép thận - tụy. Ghép thận người cho còn sống đủ đạt hiệu quả tốt nên không có thêm lợi ích sống còn nếu phải chờ để được ghép tụy - thận cùng lúc. Ghép thận sống sớm vẫn là ưu tiên vì giảm lọc máu là nhu cầu hàng đầu, chỉ rất ít BN không thể ghép thận sống hoặc nếu phù hợp với phẫu thuật thận - tụy họ mới phải chờ để ghép thận - tụy cùng lúc.

Việc ghép đôi như vậy giúp bảo vệ thận ghép khỏi bị tác động xấu từ chính bệnh ĐTĐ vốn có của bệnh nhân. Nhiều người lo ngại chức năng lâu dài của tụy ghép. Thật ra tụy ghép sống rất lâu được đến 10 năm. Trong những nghiên cứu 80% tụy ghép vẫn duy trì chức năng sau ba năm.

Người ĐTĐ type 1 bất trị và hoặc thường bị hạ đường huyết là người được lợi nhiều nhất đối với liệu pháp này. Ngoài ra, người ĐTĐ type 1 có chỉ định ghép thận là ứng viên phù hợp cho ghép tụy để tránh cuộc mổ lớn lần hai. Trung tâm ghép tạng chuyên sâu sẽ có tư vấn đúng và thích hợp cho từng người bệnh cụ thể.

Ghép tế bào đảo tụy

Tế bào tiểu đảo tụy chỉ là một phần của tụy, nhưng là phần tụy nội tiết có chức năng tiết insulin. Ghép tế bào tiểu đảo tụy vẫn còn đang được nghiên cứu tại Hoa Kỳ và nhiều nước tiên tiến như một phương pháp ít xâm lấn thay cho ghép toàn bộ tụy.

Tế bào tiểu đảo tụy được đưa vào tĩnh mạch dẫn máu từ ruột về gan (được gọi là tĩnh mạch cửa). Mổ bụng để bộc lộ tĩnh mạch cửa hoặc đặt kim luồn qua da vào gan đến tĩnh mạch cửa rồi truyền tế bào tiểu đảo tinh khiết vào. Chúng sẽ theo dòng máu đến nằm trong các xoang tĩnh mạch gan, phát tán khắp gan và thực hiện chức năng.

Có rất nhiều trường hợp không phù hợp để được ghép tụy toàn bộ, khi đó các bác sĩ phải lấy tế bào tiểu đảo từ tụy người cho để ghép. Hoặc những người đã ghép thận có biến chứng hạ đường huyết cũng được nghiên cứu tiến hành ghép tiểu đảo. Cả hai đối tượng trên có thể được ghép tụy sau ghép thận hoặc chỉ ghép tụy để giải quyết chứng hạ đường huyết nặng ở ĐTĐ type 1.

Thường việc ghép tế bào tiểu đảo đòi hỏi phải ghép số lượng lớn tế bào tiểu đảo từ hai người cho trở lên. Thực tế luôn thiếu người cho tiểu đảo tụy thích hợp. Vì vậy gần đây các nhà khoa học cố gắng tìm tế bào đảo tụy từ những nguồn cung phong phú hơn như các tế bào gốc và tế bào tiểu đảo tụy của lợn sơ sinh.

Các phương pháp này đã tiến đến giai đoạn thử trên người nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Thải ghép

Điểm quan trọng nhất của ghép toàn bộ tụy hay chỉ những tế bào tiểu đảo ở người bệnh ĐTĐ type 1 là thải phần tụy ghép. Vẫn phải dùng ức chế miễn dịch như trong ghép tạng khác. Tuy nhiên khó chồng thêm khó khi ghép tụy cho người ĐTĐ type 1 (là ĐTĐ tự miễn).

Chính cơ chế bất thường tự miễn vốn sẵn có ở người bệnh type 1 sẽ tiếp tục gây hại cho tụy mới ghép, khiến bệnh ĐTĐ type 1 tái phát. Vì vậy thuốc ức chế miễn dịch còn nhằm ngăn chặn phản ứng tự miễn để tránh tái diễn quá trình tự miễn này.

Nguồn tham khảo:
http://www.sggp.org.vn/can-nguyen-cua-benh-tieu-duong-mau-chot-nam-o-tuyen-tuy-551710.html
http://www.sggp.org.vn/can-nguyen-cua-benh-tieu-duong-mau-chot-nam-o-tuyen-tuy-551710.html

Lê Hoa (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X