Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao gãy xương đòn trái thường gặp hơn bên phải?

Câu hỏi

Gãy xương đòn (xương quai xanh) khá thường gặp trong tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt. Và gãy xương đòn trái thường gặp hơn bên phải, vì sao lại như vậy, thưa bác sĩ?

Trả lời

ThS.BS.CK2 Nguyễn Văn Mỹ Anh

ThS.BS.CK2 Nguyễn Văn Mỹ Anh

- Bệnh viện Nhân dân 115

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Gãy xương đòn nói riêng và gãy xương nói chung, đa phần bệnh nhân sẽ bị gãy bên trái. Theo một vài nghiên cứu, số người thuận bên phải nhiều hơn người thuận bên trái, và bên không thuận có xu hướng yếu hơn bên thuận.

Ở Việt Nam, người tham gia giao thông phải chạy bên lề phải, vì vậy, mọi người thường có xu hướng chống xe bằng chân trái nên nếu xảy ra tai nạn, thường bệnh nhân sẽ ngã về phía bên trái.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Khi nào có thể đi xe máy do gãy xương đòn?

>>Chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng cho bệnh nhân gãy xương đòn

Gãy xương đòn là khi một người nào đó bị đánh mạnh vào vai hoặc bị ngã trong tư thế cánh tay dạng ra và cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.

Phương pháp phổ biến để điều trị gãy xương đòn bao gồm: Chườm đá, dụng cụ hỗ trợ cánh tay, thuốc, vật lý trị liệu.

Lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ gãy xương đòn:

- Mặc đồ bảo hộ thể thao;
- Hỏi huấn luyện viên của bạn làm thế nào để giảm nguy cơ té ngã khi tham gia các môn thể thao;
- Có một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D để xương chắc khỏe hơn.

 

ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh
Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X