Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cứ tái phát

Nếu không chữa kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân sẽ bị viêm loét dạ dày, tá tràng mạn tính.

Viêm loét dạ dày tá tràng - nỗi ám ảnh đi cùng năm tháng

Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm hoặc loét khác nhau, mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng hoặc loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm.

Nếu không chữa kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân sẽ bị viêm loét dạ dày, tá tràng mạn tính. Người bệnh phải sống chung với cảm giác đau khi công việc căng thẳng, lo lắng, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, hoặc không được nghỉ ngơi.

Tại sao bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cứ dai dẳng tái phát 1

"Gánh nặng" của niêm mạc dạ dày

Bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do Nhiễm khuẩn HP ( HelicobacterPylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm tăng lực tấn công lên " hàng rào" bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị: trợt, xung huyết, thậm chí xuất hiện ổ loét hoặc đa ổ loét sẽ được phát hiện khi đi nội soi.

Thói quen của người bệnh là uống kháng sinh, hoặc các loại thảo dược có thể cắt cơn đau dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng chỉ cần "đỡ là thôi" nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là niêm mạc dạ dày hoàn toàn bình phục và khỏe mạnh. Phân tích sâu về nguyên nhân gây bệnh, mới thấy hóa ra lâu nay chúng ta chỉ đi vào phần " ngọn" chứ chưa tập trung vào "gốc" của vấn đề.

Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ ăn nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể kích ứng và tái phát viêm bất cứ khi nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh cứ dai dẳng tái phát.Nguy hiểm hơn sự tổn thương viêm nhiễm niêm mạc dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng như: xuyết huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ưng thư dạ dày - căn bệnh chiếm vị trí hàng đầu trong các loại ưng thư đường tiêu hóa.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết trợt, ổ loét bằng cách nào?

Hướng tới hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cách tốt nhất là phải giúp niêm mạc dạ dày đang bị viêm hoặc loét được phục hồi, liền sẹo một cách hoàn toàn để ngăn chặn tái phát và ngăn ngừa các biến chứng.

Trong dân gian, Nghệ vàng là cây thuốc quý được đánh giá rất cao trong những cây thuốc cổ truyền Việt Nam có tác dụng chống viêm, nhanh liền sẹo ổ loét, nhưng bản chất hoạt chất curcumin (tinh chất Nghệ) có tính tan kém và kém bền, dẫn đến khả năng hấp thụ qua đường tiêu hóa kém. Các dạng bào chế truyền thống (bột nghệ, nghệ tươi, cao uống...) chưa cải thiện được các hạn chế trên nên không hoặc chưa phát huy được khả năng trị liệu tốt của sản phẩm chiết xuất từ Nghệ.

Để có tính khả dụng tốt, các nhà khoa học châu Âu đã nghiên cứu tìm ra công nghệ Phytosome, là sự kết hợp từ dịch chiết Curcumin đã được chuẩn hóa với lecithin đậu lành làm tăng khả năng hấp thu lên 31,5 lần so với Curcumin đơn thuần và nồng độ duy trì trong máu lâu hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn và có tên gọi là Cucurmin Phytosome®.

Sử dụng hoạt chất Curcumin Phytosome thường xuyên giúp tái tạo niêm mạc dạ dày, làm lành các vị trí đang bị tổn thương trên niêm mạc dạ dày, làm liền nhanh ổ loét, giúp cho bệnh viêm loét dạ dày không những điều trị dứt điểm mà còn giảm tối đa nguy cơ tái phát!

AloBacsi.vn
Theo Khai Tâm - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X