Hotline 24/7
08983-08983

Sàng lọc ung thư cổ tử cung và tiêm phòng virus HPV, nên hay không?

Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi 15 - 44 tại Việt Nam. Mỗi năm, nước ta có khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do ung thư cổ tử cung.

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung (UTCTC) phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Tại Hội nghị khoa học Vai trò của tiêm phòng trong chiến lược dự phòng HPV dưới sự Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TPHCM, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc phòng ngừa UTCTC.

Các chuyên gia nhấn mạnh, 99,7% nguyên nhân gây UTCTC có liên hệ chặt chẽ đến virus HPV. Bệnh không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm, kéo dài từ 5-20 năm và gây tổn thương lớn đến tử cung.

Triệu chứng UTCTC thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung. Điều này nhiều khả năng tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh cũng có nguy cơ gây tử vong khi ở giai đoạn cuối. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm phòng virus HPV, đi cùng với tầm soát định kì.

Hình ảnh ung thư cổ tử cung

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh - Phó trưởng khoa Khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nữ giới trong độ tuổi 9 - 26 tuổi nên tiêm phòng HPV vì đây là thời điểm vắc xin hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm phòng HPV.

Nếu chưa quan hệ tình dục, các chị em có thể tiêm phòng HPV mà không cần làm thêm xét nghiệm. Nếu đã quan hệ, chị em nên đi khám phụ khoa để các bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung và chỉ định cho tiêm nếu còn trong độ tuổi. Tất cả các chị em phụ nữ nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

BS Minh Thanh cũng lưu ý những đối tượng không hoặc chưa nên tiêm:

- Nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin.
- Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin.
- Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
- Đang có thai hoặc đang cho con bú.
- Đang điều trị kháng sinh hoặc một số thuốc điều trị bệnh cấp tính.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X