Hotline 24/7
08983-08983

Những gì nên hỏi bác sĩ của bạn về insulin?

Bác sĩ đã kê đơn insulin để điều trị tiểu đường loại 1 hay tiểu đường loại 2 của bạn chưa?

Bạn sẽ muốn biết sử dụng nó khi nào và như thế nào, những tác dụng phụ nào có thể xảy ra, và bạn sẽ phải thay đổi những gì.

Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây để làm hướng dẫn khi bạn trao đổi với bác sĩ.

Những gì nên hỏi bác sĩ của bạn về insulin? Ảnh: Internet
Những gì nên hỏi bác sĩ của bạn về insulin? Ảnh: Internet

Tôi cần dạng Insulin nào?

Insulin có 4 dạng cơ bản:

- Insulin tác dụng tức thì: bắt đầu tác dụng trong một vài phút và chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ.

- Insulin thông thường hay tác dụng ngắn: cần từ 30 phút đến 60 phút để có tác dụng đầy đủ và kéo dài 3 đến 6 tiếng.

- Insulin tác dụng trung bình: cần 2 đến 4 tiếng để có tác dụng đầy đủ và tác dụng kéo dài 18 tiếng.

- Insulin tác dụng kéo dài: cần từ 6 đến 10 tiếng để đạt nồng độ tối đa trong máu và có thể kéo dài tác dụng cả ngày.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết dạng insulin nào tốt nhất cho bệnh tiểu đường của bạn và mức đường máu của bạn.

Tôi sử dụng insulin như thế nào?

Insulin có thể được sử dụng qua đường tiêm hoặc hít.

Để tiêm insulin có thể dùng kim tiêm, bút tiêm hay bơm tiêm. Có một loại dụng cụ không kim tiêm gọi là jet injector. Bút tiêm là dễ sử dụng nhất, bơm tiêm sẽ phân phối insulin liên tục, và kim tiêm là đắt đỏ nhất.

Hãy hỏi xem bạn phải sử dụng nó bao nhiêu lần trong ngày và liều lượng của mỗi liều. Nếu bạn sử dụng bơm insulin hãy hỏi xem khi nào phải sử dụng liều tăng cường (liều bolus).

Nếu bạn mắc tiểu đường loại 1 bạn sẽ cần từ 3 đến 4 lần sử dụng mỗi ngày. Người mắc tiểu đường loại 2 thông thường chỉ cần 1 liều mỗi ngày. Tuy nhiên cũng có thể tăng lên đến 3 – 4 lần mỗi ngày.

Cũng có dạng insulin hít tác dụng tức thì. Tuy nhiên bạn chỉ có thể sử dụng trước bữa ăn. Nếu bạn mắc tiểu đường loại 1, bạn cần phải sử dụng insulin tác dụng kéo dài.

Hãy trao đổi với bác sĩ những lợi ích của mỗi phương pháp. Phương thức sẽ liên quan đến chi phí điều trị vì vậy cần đảm bảo là bạn hoặc bảo hiểm của bạn có đủ khả năng để chi trả. Nếu bảo hiểm không chi trả hay trong kế hoạch của bạn không đủ để chi trả cho phương thức bạn mong muốn. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra chương trình có thể giúp bạn chi trả.

Khi nào tôi sẽ sử dụng insulin?

Không có câu trả lời đơn giản nào cho câu hỏi trên, vì điều này phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề:

- Dạng insulin bạn sử dụng (tác dụng nhanh, dạng hỗn hợp…)

- Số lượng và thành phần thực phẩm bạn ăn

- Bạn tập thể dục như thế nào

- Các bệnh lí khác mà bạn mắc phải

- Hệ thống phân phối insulin mà bạn sử dụng (ví dụ: kim tiêm, bút, bơm..)

Bác sĩ có thể muốn bạn sử dụng insulin 30 phút trước bữa ăn. Để thuốc sẵn sàng tác dụng khi đường từ thức ăn bắt đầu vào máu. Hãy hỏi để biết chính xác bạn phải sử dụng mấy lần, liều lượng trong ngày, và biết cách phải làm gì nếu quên tiêm thuốc.

Nếu tôi sử dụng insulin dạng tiêm, tôi có phải sử dụng nó tại một vị trí nhất định của cơ thể hay không?

Insulin thông thường được tiêm ở vùng bụng do thao tác khá dễ dàng. Insulin sẽ tác dụng nhanh nhất nếu được tiêm vào dạ dày (hãy đảm bảo vị trí tiêm cách xa rốn ít nhất 5cm). Bạn cũng có thể tiêm insulin vào bắp tay, đùi hay mông.

Hãy hỏi bác sĩ hay những người có hiểu biết về cách tiêm đúng. Kể cả cách làm sao để bơm tiêm cũng như vùng da tiêm để tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời hãy học cách luân chuyển mũi tiêm để vùng da không bị cứng cũng như lắng đọng mỡ dưới da do mũi tiêm lặp lại.

Insulin có ảnh hưởng đến những loại thuốc tôi sử dụng khác không?

Một vài thuốc có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của insulin. Hãy nói với bác sĩ về mọi loại thuốc mà bạn có sử dụng cho dù bạn sử dụng nó không theo đơn.

Tôi có thể ăn những gì khi sử dụng insulin?

Hỏi bác sĩ về những loại thực phẩm nên dùng để insulin có hoạt động tốt nhất. Ví dụ, bạn có thể muốn biết ăn bao nhiêu, ăn thức ăn gì trong mỗi bữa ăn, bạn có thể ăn bữa nhẹ không, và ăn khi nào. Nếu bạn muốn uống rượu, hãy hỏi xem có được phép không, và giới hạn là bao nhiêu.

Mức đường máu mục tiêu của tôi là bao nhiêu?

Bác sĩ sẽ nói cho bạn biết bạn phải thường xuyên kiểm tra đường máu ra sao bằng máy đo đường máu. Hãy theo dõi lượng đường máu của bạn trước, sau ăn, và ngay trước khi đi ngủ.  Đối với hầu hết bệnh nhân bị tiểu đường, mục tiêu điều trị thường là:

- 70 đến 130 mg/dL trước ăn

- Bé hơn 180 mg/dL từ 1 -2 h sau khi bắt đầu bữa ăn

Hãy hỏi phải làm gì tiếp theo nếu đường máu không trong mức giới hạn. Và hỏi thời gian kiếm tra test A1c.

Khi tôi sử dụng insulin có thể có những tác dụng phụ nào?

Những tác dụng phụ phổ biến là hạ đường máu và tăng cân. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những tác dụng phụ khác và bạn phải làm gì nếu bạn có các triệu chứng đó.

Tôi nên dự trữ insulin như thế nào?

Hầu hết được khuyến cáo nên bảo quản trong tủ lạnh nhưng khi tiêm vào cơ thể insulin để lạnh sẽ gây khó chịu. Hãy đảm bảo rằng bạn để nó ở nhiệt độ phòng trước khi tiêm. Hãy hỏi bác sĩ xem nên bảo quản insulin ở tủ lạnh hay để ở nhiệt độ phòng. Cũng nhớ hỏi xem có tác dụng trong bao lâu, và như thế nào là insulin xấu và không sử dụng được nữa.

Tôi có thể sử dụng lại bơm kim tiêm được không?

Nếu làm như vậy thì có thể tiết kiệm chi phí. Hãy hỏi bác sĩ xem liệu làm vậy có an toàn cho bạn không, và làm sao để có thể giữ kim tiêm sạch để bạn không bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn vứt nó sau khi sử dụng thì phải làm như thế nào để loại bỏ nó an toàn.

Những câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn

Bạn cảm thấy thế nào khi sử dụng insulin?

Bạn có ghi nhận bất kì tác dụng phụ nào không?

Bạn đáp ứng với liều insulin như thế nào? Bạn có gặp phải vấn đề gì về mức đường máu cao hay thấp không?

Bạn có gặp vấn đề gì khi sử dụng kim tiêm, bơm hay bút insulin không?

Bạn có biết cách bảo quản, cũng như cách loại bơm kim tiêm không?

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần hỏi hãy ghi vào giấy như vậy bạn có thể hỏi nhân viên y tế trong lần gặp tiếp theo. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra diễn tiến, để bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường của mình.

Theo Đinh Thị Na
Đại học Y dược Huế/Yhocongdong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X