Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Gai cột sống lưng và cổ là bệnh xương khớp ngày càng phổ biến, đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi. Thực chất, hiện tượng này xuất hiện là do các phần xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống, được gọi là gai xương.

Các gai xương có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GAI CỘT SỐNG LƯNG VÀ CỔ

Gai cột sống (danh pháp khoa học: Spondylosis) là sự phát triển thêm của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống.

Hay nói cách khác, nguyên nhân gai cột sống là phần gai xương mọc ra ở hai bên cột sống hoặc mặt ngoài của đốt sống lưng. Lúc đầu, gai xương có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc giữa các đốt sống, giúp giảm áp lực lên các đốt bị tổn thương. Tuy nhiên, gai xương ngày càng phát triển to và dài ra, sẽ cọ xát hoặc gây chèn ép thần kinh, dây chằng, dẫn đến các triệu chứng đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng lưng, cổ hoặc thắt lưng và cánh tay.

Gai cột sống lưng và cổ ảnh hưởng đến vận động. Gai cột sống lưng và cổ ảnh hưởng đến vận động

Theo một số thống kê, có 3 nguyên nhân dẫn đến gai cột sống lưng và cổ:

1.1. Viêm khớp cột sống mãn tính

Lâu ngày phần sụn bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cọ xát lên nhau. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng quá trình này lại dẫn đến hình thành các gai xương.

1.2. Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng

Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Điều này có thể xảy ra ở: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình này làm mất nước và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

1.3. Chấn thương

Do tai nạn hoặc các chấn thương làm hư hại xương, hoặc khớp cột sống, dẫn đến hình thành các gai cột sống.

1.4. Ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học như: ăn nhiều chất béo, đường, sử dụng quá nhiều rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác cũng là những nguyên nhân phổ biến.

Gai cột sống hình thành là kết quả của việc cơ thể tự điều chỉnh khi sụn khớp bị tổn thương, mòn đi và biến mất. Chính vì thế, để phòng ngừa gai cột sống, cách tốt nhất là cung cấp các vi chất cần thiết cho quá trình hình thành và tái tạo sụn khớp.

Bột đạm thủy phân với thành phần chính là mô sụn của các loài sinh vật biển sẽ giúp cơ thể tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp và đảm bảo cho hệ xương khớp hoạt động dẻo dai, bền bỉ. Viên khớp GHV BONE là sản phẩm HÀNG ĐẦU ứng dụng Bột đạm thủy phân trong dự phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về xương khớp

Bạn đọc tham khảo thêm video bài tập tại nhà dành cho người thoái hóa và gai cột sống thắt lưng do ThS.BS Lê Thị Hòe - Trung ương Hội Đông y Việt Nam hướng dẫn.

Mọi thắc mắc gọi về tổng đài 1800 6808 (miễn cước) hoặc Hotline 096 268 6808 để được tư vấn chi tiết. Website: https://bone.vn.

>> Xem thêm:

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên uống gì?

Thoái hóa cột sống lưng- nguyên nhân và cách điều trị

Gai cột sống là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Gai cột sống lưng- cẩn trọng với những dấu hiệu này

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X