Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh đái tháo đường có được ăn mật ong?

Người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên hạn chế ăn đường, đồ ngọt… để ổn định đường huyết. Mật ong cũng là một chất tạo ngọt tự nhiên, vậy điều này có nghĩa người bệnh đái tháo đường cũng phải tránh tiêu thụ mật ong trong chế độ ăn hàng ngày.

Mật ong có phải thực phẩm “xấu” với người bệnh đái tháo đường?

Câu trả lời là tùy thuộc vào loại mật ong (có phải mật ong hữu cơ, tự nhiên không) và bạn ăn bao nhiêu mật ong trong chế độ ăn uống của mình.

Trước tiên, bạn cần hiểu mật ong và đường rất khác nhau. 100gr mật ong có thể chứa khoảng 82% trọng lượng là đường, trong khi đó 100gr đường có 99,9% là đường. Chỉ số đường huyết (GI) của mật ong là 58, trong khi đó chỉ số GI của đường là 60. Thêm vào đó, mật ong còn tốt hơn đường vì chứa hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất và đặc biệt là các chất chống oxy hóa.

Mật ong và đường còn có tác động khác nhau tới lượng đường huyết. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ đã chỉ ra rằng, bổ sung mật ong tự nhiên có thể giúp giảm nồng độ glucose trong huyết tương, giảm viêm và giúp kiểm soát mỡ máu.

Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn mật ong ở lượng vừa phải


Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Tehran (Iran), các nhà khoa học đã tìm hiểu tác động của mật ong trên người bệnh đái tháo đường. Sau nghiên cứu kéo dài 8 tuần, họ nhận thấy bổ sung mật ong tự nhiên có thể giúp cải thiện cân nặng, nồng độ mỡ máu cho những người tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, do chỉ số HbA1c có tăng, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh đái tháo đường vẫn nên thận trọng khi ăn mật ong.

Vậy người bệnh đái tháo đường có thể ăn mật ong như thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ mật ong tự nhiên ở lượng vừa phải và chú ý kiểm soát lượng calorie tiêu thụ sẽ không khiến đường huyết tăng cao. Họ cũng khuyến khích người bệnh đái tháo đường nên ăn mật ong vì chúng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giúp phòng ngừa nhiều biến chứng đái tháo đường.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ, chất tạo ra vị ngọt trong mật ong là fructose và người bệnh đái tháo đường cần hạn chế lượng đường fructose tiêu thụ hàng ngày dưới 50gr để ổn định đường huyết và nồng độ mỡ máu. Bạn cũng nên biết 1 thìa canh mật ong có chứa 64 calorie; 8,1gr fructose và 17gr carbohydrate.

Do đó, người bệnh đái tháo đường nên theo dõi chặt chẽ hơn lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày, đã bao gồm lượng carbohydrate trong mật ong. Tin tốt là vì mật ong ngọt hơn đường, bạn chỉ cần thêm chút ít mật ong vào thức ăn, thức uống của mình là đã tạo được độ ngọt mong muốn.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn mật ong gì?

Nếu chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c chưa được kiểm soát, bạn không nên tự ý bổ sung mật ong trong chế độ ăn của mình. Tốt hơn hết, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát đường huyết tốt hơn nữa.

Nếu chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c đã được kiểm soát, người bệnh đái tháo đường có thể dùng mật ong nguyên chất, hữu cơ, tự nhiên thay cho đường và các chất tạo ngọt nhân tạo khác. Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng mật ong nguyên chất, hữu cơ không thêm đường hay bất kỳ loại chất phụ gia nào.

Ngoài ra, theo quan niệm của nền y học Ayurveda Ấn Độ, mật ong được coi là một chất trung gian giúp tăng cường hiệu quả của một số loại thảo dược. Nếu bạn muốn hạn chế các tác dụng phụ của thuốc và đang sử dụng quế để ổn định đường huyết, mật ong có thể là một chất trung gian tốt giúp tăng cường hiệu quả của quế. Hãy thảo luận với bác sĩ, chuyên gia y tế để xác định lượng mật ong, quế bạn có thể tiêu thụ hàng ngày.

Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X