Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh đái tháo đường ăn ngũ cốc có được không?

Người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người mới mắc bệnh, thường hay lo lắng về việc không thể ăn những món ăn mình thích, bao gồm cả ngũ cốc. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn vẫn có thể vẫn ăn thực phẩm này nếu lựa chọn kỹ càng.

Ngũ cốc có chứa nhiều carbohydrate và có thể khiến đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, nếu biết chọn các loại ngũ cốc phù hợp (ví dụ như những loại ngũ cốc ít đường), người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn ngũ cốc mà không khiến đường huyết tăng quá cao.

Người bệnh đái tháo đường ăn ngũ cốc có được không?

Trên thực tế, người bệnh đái tháo đường không cần phải ăn uống quá kiêng khem. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu là chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, bao gồm nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa khá nhiều carbohydrate và đường, tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể ăn ngũ cốc nếu thực hiện được những lưu ý sau:

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý kích thước khẩu phần khi ăn ngũ cốc

- Giới hạn kích thước khẩu phần: Bạn vẫn có thể ăn ngũ cốc nhưng không nên ăn quá nhiều, tránh bố sung quá nhiều calorie từ ngũ cốc. Kích thước khẩu phần ngũ cốc phù hợp với người bệnh đái tháo đường sẽ được làm rõ hơn ở phần dưới.

- Giảm lượng thực phẩm có đường và carbohydrate khác: Nếu đã chọn ăn ngũ cốc vào bữa sáng, người bệnh đái tháo đường nên tránh các món ăn nhẹ nhiều đường, các thực phẩm giàu carbohydrate khác trong các bữa ăn tiếp theo.

- Nên ăn ngũ cốc cùng trái cây, các loại hạt để tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.

Các loại ngũ cốc tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường


- Ngũ cốc ít đường, siro ngô, fructose hay các chất tạo ngọt nhân tạo khác: Nếu mua ngũ cốc ăn liền, bạn nên tránh các thương hiệu ngũ cốc cho trẻ em. Những loại ngũ cốc này thường chứa khá nhiều đường và có thể khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng.

- Chọn ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt sẽ chứa ít carbohydrate và đường, giàu chất xơ hơn, từ đó giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Nên chọn yến mạch: Yến mạch rất giàu chất xơ. Người bệnh đái tháo đường có thể thêm chút bột quế lên món yến mạch để giảm kháng insulin, kiểm soát đường huyết.

Kích thước khẩu phần ngũ cốc phù hợp cho người bệnh đái tháo đường

Có khẩu phần ăn nhỏ hơn sẽ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt là sau khi ăn các món giàu carbohydrate như ngũ cốc. Bạn không nên quyết định phần ăn dựa theo kích thước của bát/đĩa mà hãy xem kích thước khẩu phần được ghi chú trên nhãn sản phẩm, sau đó lấy lượng bằng hoặc ít hơn.

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chia món ngũ cốc thành 2 phần, ăn một nửa vào buổi sáng và một nửa còn lại vào buổi chiều. Điều này sẽ giúp cơ thể không phải xử lý quá nhiều đường cùng một lúc, từ đó làm giảm nguy cơ đường huyết tăng cao đột ngột.

Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X