Hotline 24/7
08983-08983

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những bệnh gì?

Câu hỏi

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những bệnh gì thưa bác sĩ? Em tham khảo giá thì thấy thường tầm soát ở nữ chi phí cao hơn ở nam? Vậy sự khác biệt trong việc xét nghiệm, phát hiện bệnh ở đây là gì thưa bác sĩ?

Trả lời
Khám sức khỏe định kỳ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khám sức khỏe định kỳ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Ánh Nguyệt,

Tùy theo gói tầm soát mà khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những bệnh sau đây: tim mạch, mỡ máu, gan, thận, các bệnh về đường máu, đường tiểu… và nếu cao cấp hơn có thể tầm soát các bệnh về xương khớp, ung thư…

Giá tầm soát ở nữ cao hơn nam, vì đơn giản, nữ còn tầm soát các vấn đề về phụ khoa bạn nhé.

Nếu bạn có nhu cầu hãy đến bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ tư vấn giúp bạn lựa chọn gói tầm soát phù hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Khám sức khỏe định kỳ là chương trình khám bệnh toàn diện các bộ phận trên cơ thể con người từ: mắt, tai, mũi, họng, điện tâm đồ, X-quang tim phổi, siêu âm bụng,...

Khám sức khỏe định kỳ giúp:

+ Tầm soát bệnh.
+ Bảo trì sức khỏe hàng năm.
+ Kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, tránh các biến chứng do bệnh gây ra.
+ Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống, chế độ làm việc phù hợp hơn.
+ Nâng cao tuổi thọ…

Khám sức khỏe định kỳ bao gồm:

1. Kiểm tra các thông số chung: mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao.
2. Kiểm tra thị lực.
3. Khám lâm sang.
4. Xét nghiệm máu: công thức máu, đường máu khi đói, mỡ trong máu, chức năng gan, chức năng thận, viêm gan siêu vi B.
5. Tổng phân tích nước tiểu.
6. Chụp Xquang phổi.
7. Siêu âm bụng tổng quát.
8. Đo điện tâm đồ.
9. Khám phụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung (nữ).
10. Chụp nhũ ảnh, tầm soát ung thư vú (nữ trên 40 tuổi).
11. Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến (nam trên 50 tuổi)

Khám sức khỏe định kỳ theo lứa tuổi:

Tuổi từ 20-30:

+ Khám và làm các xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan A, B, C, giang mai, bệnh lậu…
+ Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và chức năng sinh sản ở nam và nữ.

Tuổi từ 30-40:

+ Khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, gút, tiểu đường…
+ Đối với nam giới, kiểm tra chức năng gan, phổi nếu uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên..
+ Phụ nữ cần khám phụ khoa, đo mật độ loãng xương …

Tuổi từ 40-60:

+ Tầm soát các bệnh về ung thư tử cung, dạ dày, ung thư vòm họng…

Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ:

+ Không ăn sáng, uống các chất có đường, gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê… để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác.
+ Nếu siêu âm bụng tổng quát, cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong (nước tiểu trong bàng quang giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh của nam).
+ Nếu nội soi dạ dày, cần nhịn ăn để bác sĩ quan sát tốt hơn bên trong dạ dày.
+ Không khám phụ khoa nếu trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai.
+ Phụ nữ có gia đình tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa).
+ Phụ nữ mang thai không chụp Xquang.
+ Các trường hợp siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.
+ Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng, vùng kín sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám.
+ Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, bệnh sử và nhu cầu của từng cá nhân để chọn chương trình khám phù hợp.
+ Tùy theo lứa tuổi, sức khỏe để chọn thời gian khám định kỳ: 6 tháng/lần, 1 năm/lần, 2 năm/lần…

Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, do đó việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe thông qua  việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm là việc làm cần được quan tâm và để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc gia đình.


ThS.BS Đỗ Đức Tín
Khoa Khám sức khỏe tổng quát, Bệnh viện Quốc tế City


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X