Hotline 24/7
08983-08983

Đừng chủ quan, 17 tuổi vẫn có nguy cơ bị đột quỵ như thường

Michelle Ostaudelafont bị đột quỵ khi mới 17 tuổi lúc đang chơi bóng bầu dục và các bác sỹ cũng chưa lý giải được vì sao người trẻ tuổi đã bị đột quỵ sớm như vậy.

Michelle Ostaudelafont là một thiếu niên khỏe mạnh, thường chơi bóng bầu dục ở trường trung học tại Nashua, New Hampshire (tiểu bang New England phía đông bắc Hoa Kỳ). Khi cô 17 tuổi, trong một giải đấu cô gặp sự cố và không thể cử động được cánh tay. Bác sĩ nói cô bị đột quỵ trẻ em, trường hợp hi hữu này cứ 100.000 trẻ mới có 11 bé mắc phải.

3 năm sau vẫn chưa có lời lý giải nào hợp lý cho trường hợp một thiếu niên đang khỏe mạnh bỗng dung bị đột quỵ và cánh tay trái của Michelle Ostaudelafont vẫn chưa thể cử động lại bình thường được. Cô hy vọng mình sẽ không gặp phải cơn đột quỵ lần nữa và cũng muốn những đứa trẻ khác biết để đề phòng những biến đổi bất ngờ của sức khỏe như cô.

Đừng chủ quan, 17 tuổi vẫn có nguy cơ bị đột quỵ như thường và những điều không ai được bỏ qua - Ảnh 1.

Michelle Ostaudelafont là một thiếu niên khỏe mạnh, thường chơi bóng bầu dục ở trường trung học.

"Tôi bị đột quỵ khi học năm cuối phổ thông trung học dù trước đó tôi hoàn toàn là người khỏe mạnh, năng động và không hề có dấu hiệu cảnh báo gì", cô gái 20 tuổi kể lại lần sốc não đau đớn.

Michelle Ostaudelafont, 20 tuổi, bị đột quỵ khi mới chỉ 17 tuổi. Cô bé bị liệt nửa thân bên trái và phải uống thuốc cả tháng trời. Những người bạn cùng chơi bóng bầu dục trong đội tuổi, các bạn học đã đến bệnh viện thăm hỏi và động viên cô.

Michelle kể với Daily Mail Online: "Lúc đó tôi muốn lấy chai nước ở bên cạnh nhưng mắt bên trái của tôi lại không thể hướng sang bên đó. Tôi đã cố gắng đi đến các đồng đội để nói với họ về sự cố xảy ra với mình nhưng lại bị khuỵu xuống vì chân trái không thể cử động được. Các thầy huấn luyện thì cho nghĩ rằng tôi bị như thế là do tôi đang bị nóng trong người".

Đừng chủ quan, 17 tuổi vẫn có nguy cơ bị đột quỵ như thường và những điều không ai được bỏ qua - Ảnh 2.

Michelle Ostaudelafont, 20 tuổi, bị đột quỵ khi mới chỉ 17 tuổi.

Ngay sau đó, xe cứu thương đã được gọi đến để đưa cô đến một bệnh viện địa phương ở Nashua, New Hampshire. Các bác sĩ chẩn đoán cho cô ấy bị đột quỵ trẻ em sau khi chụp hình não bị tổn thương ở phía bên phải. Do tình trạng sức khỏe đặc biệt, cô được chuyển đến Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Nhi Boston để được chăm sóc kịp thời.

"Tôi thực sự không biết đột quỵ là gì nhưng nó thật đáng sợ" - Michelle nói. "Tôi đã sống một cuộc sống lành mạnh. Tôi thường chơi thể thao và có những hoạt động tích cực. Sau khi bị đột quỵ tôi đã phải trải qua nhiều quá trình điều trị khác trong trong nhiều tháng trời. Tôi phải học lại cách ăn, cách nuốt, cách đi… Nhưng tay vẫn chưa hoạt động bình thường được như trước. Điều này thật là tệ với một người chơi bóng bầu dục như tôi".

Đột quỵ thường xảy ra khi khi lượng máu cung cấp trong não bị giảm và hủy diệt các tế bào cung cấp oxy cần thiết cho cơ thể. Trường hợp đột quỵ của Michelle là do cục mái đông bên não phải ảnh hưởng đến phần trái của cơ thể. Nhưng chính bác sỹ cũng không lý giải được chính xác vì sao cô bé lại bị đội quỵ khi còn quá trẻ.

Đừng chủ quan, 17 tuổi vẫn có nguy cơ bị đột quỵ như thường và những điều không ai được bỏ qua - Ảnh 3.

Đột quỵ thường xảy ra khi khi lượng máu cung cấp trong não bị giảm và hủy diệt các tế bào cung cấp oxy cần thiết cho cơ thể.

Đột quỵ trẻ em không phổ biến nhưng không phải là không thể xảy ra trước 18 tuổi. TS Laura Lehman, BV Nhi Boston nhận định "Trẻ em bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Michelle cần nằm viện 5 đến 6 ngày để theo dõi".

TS Lehman cho biết: "Đối với các bệnh nhân bị liệt một nửa người, chúng tôi có những liệu pháp vận động riêng. Chúng tôi kiềm chế bên vận động được để buộc bên vận động kém phải tích cực hơn. Ví dụ như bài tập dành cho Michelle là dùng bàn tay trái xoay một đồ vật gì đó trong khi bàn tay phải bị kẹp phía sau lưng. Bài tập này cần được tập luyện hàng ngày để giúp não phục hồi nhanh chóng sau khi bị đột quỵ".

TS Lehman giải thích các bác sỹ áp dụng những điều này với tất cả các bệnh nhân đột quỵ để giúp họ phục hồi nhanh chóng hơn. Lehman hy vọng não bộ có thể tạo ra những kết nối mới và khu vực bị thương có thể bù đắp. Bệnh nhân cũng được dùng aspirin hàng ngày để giữ máu không bị đông. Bác sỹ cũng khuyến cáo mọi người cần đi khám bác sĩ theo định kỳ để được kiểm tra thường xuyên hơn, phát hiện ra bệnh sớm để được chữa trị kịp thời.

Đột quỵ (Stroke) là thuật ngữ chung, để chỉ tình trạng suy giảm chức năng thần kinh cấp tính, xảy ra sau khi có sự ngưng đột ngột cấp máu cho một vùng não do mạch máu liên quan bị tổn thương. Bệnh nhân khi đột quỵ được điều trị thường bị muộn làm mất cơ hội được sử dụng thuốc đặc trị ngay, nhất là dùng thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu não. Vì thế bệnh nhân đột quỵ cần được đưa tới bệnh viện kịp thời cấp cứu nhanh nhất có thể.

Còn đột quỵ não, theo Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa, là hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng tổn thương não, tồn tại trên 24h hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương chi phối, loại từ nguyên nhân chấn thương.

Có rất nhiều triệu chứng chung của đột quỵ đó là:

- Tê hoặc xệ một bên mặt yếu hoặc tê một tay một chân cùng bên cơ thể

- Ý thức thu hẹp hoặc lú lẫn

- Khó nói hoặc không hiểu lời nói

- Giảm thị lực ở một hay hai mắt

- Chóng mặt, mất thăng bằng

- Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân…

- Liệt nửa người và liệt mặt cùng bên

- Rối loạn ngôn ngữ (nói khó hoặc thất ngôn) nếu liệt bên tay thuận

- Rối loạn cảm giác nửa người bên liệt; rối loạn thị giác

- Co giật cục bộ hoặc toàn bộ hóa

- Có triệu chứng tiền đình trên tiểu não

Theo Hoàng Ngân - Trí thức trẻ/ Dailymail

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X