Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Đau vùng trán, giảm thính và thị lực, đau đầu, rát cổ... điều trị như thế nào?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Em bị viêm họng, thường xuyên tái phát. Nguyên nhân chính là sau mỗi lần quan hệ tình dục có tiếp xúc miệng. Em bị viêm lộ tuyến. Triệu chứng là không ho, đau rát cổ, đờm đặc, sưng hạch 2 bên tai, giảm thính lực, giảm thị lực, đau vùng trán, cảm giác xông lên đầu, giảm trí nhớ, nhức mỏi cơ, đau đầu. Sau khi khám Tai Mũi Họng, uống thuốc kháng sinh vài ngày triệu chứng giảm. Sau khi uống thuốc 2 tuần (gồm: Klacid mr 500mg. Medrol 16mg. Mypara er 650mg) thì không còn đau họng, nhưng cảm giác vẫn chưa khỏi hẳn. Đầu, tai, mắt, mũi vẫn còn khó chịu. Em rất lo lắng, liệu có bị nhiễm khuẩn tới não không? Rất mong nhận được tư vấn về bệnh và nên đi khám ở đâu? Và nên điều trị như thế nào? Em xin cảm ơn.
Trả lời
Với tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam, người mắc bệnh viêm xoang không phải là hiếm. Đây là nguyên nhân thường gặp gây đau đầu vùng trán, hay quên, viêm họng tái phát nhiều lần,… Nhiễm trùng tại xoang có thể lan rộng tới ổ mắt, tai giữa gây ù tai, nhìn mờ… Tuy nhiên các biến chứng này ít gặp và thường nặng.
Sau 2 tuần dùng thuốc, dù các triệu chứng hiện đã thuyên giảm, em nên tái khám chuyên khoa Tai Mũi Họng vì bệnh của em có dấu hiệu của viêm xoang mạn.
Tình trạng mờ mắt kéo dài dù tất cả các triệu chứng khác đã cải thiện, có thể do một bất thường khác đi kèm như bệnh lý nhiễm trùng tại mắt, tật khúc xạ… đã có từ trước mà em không để ý. Do đó, em nên kết hợp khám chuyên khoa Mắt và Tai Mũi Họng để được xử trí tích cực em nhé!
Thân mến.
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng và viêm một hoặc nhiều xoang do xoang bị tắc nghẽn. Bệnh xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (khoảng 4 tuần) gọi là viêm xoang cấp tính. Một trường hợp khác kéo dài khoảng hơn 3 tháng và lặp đi lặp lại gọi là viêm xoang mạn tính. Các triệu chứng chính bao gồm: Để giảm cảm giác khó chịu do viêm xoang
gây ra, bạn có thể dùng thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ trị nghẹt mũi. Đối với
đau đầu nhẹ, bạn có thể dùng thuốc giảm đau thông dụng chứa paracetamol
như Panadol hoặc Efferagan. - Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi. - Không uống rượu hoặc các chất có cồn. - Không hút thuốc lá. - Sử dụng gạc ấm để lên vùng xoang 4 lần một ngày, trong vòng từ 1 đến 2 giờ. - Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. - Không sử dụng các loại thuốc xịt mũi không được chỉ định. Những thuốc này có thể chứa chất không phù hợp với bạn và làm bệnh xấu đi. - Kê cao đầu vừa phải khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng nghẹt mũi. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình