Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ ăn uống, cách chăm sóc người thay van tim cơ học?

Câu hỏi

Chào BS, Cách đây 10 năm bố của em có thay 2 van cơ học, uống thuốc đều đặn và lên thăm khám thường xuyên 2 tháng 1 lần. Lần khám này bố em lên khám được biết là van tim thay của bố em đang bị ô xi hóa. Em muốn nhờ BS tư vấn giúp em là bố em bị như vậy thì cách chữa trị như thế nào và chế độ ăn uống cũng như chăm sóc bây giờ. Mong sớm nhận được phản hồi từ BS. Cảm ơn BS nhiều. (Đoàn Thị Thủy - Nam Định)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Van tim cơ học được làm từ vật liệu nhân tạo carbon hoặc titanium, ưu điểm lớn nhất của van cơ học đến nay là độ bền. Về lý thuyết van này có thể tồn tại đến suốt đời và các loại vật liệu cấu tạo nên van không thể bị hoen gỉ hay oxy hóa. Có lẽ đã có sự hiểu nhầm về lời giải thích của BS trong trường hợp này. Vì được làm từ vật liệu nhân tạo, nhược điểm lớn nhất của loại van cơ học là bệnh nhân phải sử dụng kháng đông suốt đời.

Thuốc kháng đông thường đi kèm với nhiều nguy cơ. Nếu bệnh nhân sử dụng quá liều, có thể bị xuất huyết nhiều nơi và nặng nề nhất là xuất huyết não. Ngược lại, dùng thuốc kháng đông không đủ liều sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trên lá van cơ học, ảnh hưởng hoạt động của van hoặc nhồi máu các cơ quan do cục máu đông bung ra. có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời…

Do đó, khi sử dụng thuốc kháng đông, cần chú ý thông báo với BS khi muốn sử dụng kèm thuốc khác vì nguy cơ tương tác cao. Nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K, gây cản trở tác dụng của thuốc cần phải hạn chế (hoặc sử dụng chế độ ăn cố định, ít thay đổi) như: bông cải xanh, cải bắp, củ cải, rau chân vịt, súp lơ, mùi tây, hành xanh, rau muống, măng tây và rau diếp, mù tạc, trà xanh, bơ, gan động vật, dầu đậu tương, đậu nành dầu hướng dương và các loại đậu.

Ngoài ra, cũng cần cảnh giác theo dõi các dấu hiệu của xuất huyết hoặc kẹt van (bệnh tim nặng hơn), tái khám thường xuyên để theo dõi hiệu quả điều trị, tránh uống rượu, bia, không tham gia hoạt động thể thao mà có thể dẫn đến va chạm mạnh.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X