Hotline 24/7
08983-08983

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn: Làm sao chống sốc khi đi ra ngoài trời nắng nóng cực độ?

Ngày 20/4, BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn cho bạn đọc cách chống sốc nhiệt khi đi ra ngoài trời nắng nóng cực độ, những ai nên hạn chế ra đường, những vật dụng không thể thiếu để chống sốc nắng...


Thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 là ánh nắng mặt trời đem lại nguồn năng lượng sạch và cung cấp vitamin D cho cơ thể. Nhưng mặt khác thì ánh nắng gay gắt cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Để đảm bảo sức khỏe trong những ngày nắng nóng, nên mặc quần áo kín đáo trước khi ra đường với kính mát, khẩu trang và trang phục chống nắng. Thực phẩm mua về chế biến  nên tươi ngon, an toàn và cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống và sinh hoạt. Không nên di chuyển đột ngột từ ngoài trời nắng nóng vào phòng lạnh liền (hoặc ngược lại) mà cần phải cho cơ thể nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút để cho cơ thể  thích ứng với nhiệt độ hiện tại, tốt nhất là cần bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể đầy đủ và thường xuyên.

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. TPHCM đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm, mức nhiệt thường xuyên 35-37 độ. Nhiều người lo ngại ra đường dễ bị say nắng, sốc nhiệt. Theo BS hai tình trạng này có phải là một? Biểu hiện như thế nào ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

TPHCM đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm, mức nhiệt thường xuyên 35-37 độ. Nhiều người lo ngại ra đường dễ bị say nắng, nếu say nắng không được xử trí kịp thời có thể nhanh chóng trở thành sốc do nhiệt. Biểu hiện lâm sàng:

- Say nắng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè nắng nóng, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm... Khi bị say nắng, con người không chỉ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... mà còn có thể gây đột quỵ.

- Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao thường gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể. Sốc nhiệt có tỷ lệ tỷ vong cao và luôn là trường hợp cấp cứu khẩn cấp.

Thân mến.

Sốc nhiệt ngày hè. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

2. Khi gặp người bị say nay nắng, sốc nhiệt do nắng nóng, mọi người cần sơ cứu như thế nào trước khi đưa nạn nhân tới bệnh viện, thưa BS?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình


Khi gặp người bị say nắng thì việc đầu tiên là đưa nạn nhân tránh ánh nắng mặt trời, di chuyển vào nơi có bóng râm, nơi thoáng gió, lấy khan lau mát hay chườm đá vào cổ, nách, bẹn hoặc nơi có máy điều hòa nhiệt độ để cơ thể hạ nhiệt. Sau đó, đặt nạn nhân nằm xuống, nâng chân và bàn chân lên cao một chút, nới lỏng hay cởi bỏ quần áo của nạn nhân rồi cho nạn nhân uống nước lạnh pha thêm tí muối  hoặc nước ORS từng chút một (nước không chứa cồn và cafein) để cơ thể tỏa bớt nhiệt, xong đưa bệnh nhân đến BV để xử trí tiếp.

Khi gặp người bị sốc nhiệt nên di chuyển người bệnh sang một nơi có nhiệt độ mát mẻ hơn hoặc sử dụng các túi đá hoặc các dụng cụ để làm mát cơ thể, rồi cho uống từ từ một lượng nước vừa phải để cơ thể tỏa bớt nhiệt rồi đưa nạn nhân đến BV điều trị.

3. Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị mất nước ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Khi cơ thể bị mất nước, người bệnh sẽ cảm thấy  khô miệng, khát nước liên tục, khóc không có nước mắt, buồn ngủ và mệt mỏi, giảm lượng nước tiểu hoặc rất ít, cơ yếu, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai… Nếu nặng hơn thì cơ thể thiếu mồ hôi, nhịp tim nhanh, sốt, mê sảng hoặc bất tỉnh.

Dấu hiệu say nắng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet.

4. Với tình hình nắng nóng như hiện nay, những ai cần hạn chế ra đường, thưa BS?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Vào mùa nắng nóng người già, người gầy ốm, người vừa hết bệnh, nhất là trẻ em nên hạn chế đi ra ngoài, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.

Thân.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

5. Theo BS, những vật dụng “không thể thiếu” khi phải đi ra đường lúc này là gì?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Khi ra ngoài trời nắng những vật dụng không thể thiếu khi ra đường là: nón đội hoặc dù, kính, khẩu trang, nước uống, mặc quần áo rộng, thoáng mát, dễ hút mồ hôi và sáng màu. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.

6. Nếu phải ra đường, mọi người cần lựa chọn chất liệu và màu sắc quần áo như thế nào để giảm thiểu tác hại của nắng nóng, thưa BS?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Mặc quần áo rộng, thoáng mát, dễ hút mồ hôi và sáng màu.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

7. Nước mang theo bên mình khi ra đường nên là nước đá hay nước nguội, vì sao ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Nước mang theo bên mình khi ra đường nên là nước nguội, vì tránh cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột.

8. Những việc nên và không nên làm khi vừa mới đi nắng trở về nhà là gì, thưa BS?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Khi mới đi nắng về không nên làm:

Vào nhà liền không cho cơ thể thích nghi vói nhiệt độ nơi đó.

Không nên ngồi sát quạt và máy lạnh để phà vào mặt.

Không nên ăn đồ lạnh nhất là kem và nước đá.

Cầm chai nước uống liền một hơi.

Bật điều hòa nhiệt độ thấp.

Vừa về nhà là rửa măt hay đi tắm liền.

Khi mới đi nắng về nên làm:

Thay quần áo.

Nghỉ ngơi 15-30 phút rồi mới đi tắm và rửa mặt.

Uống từ từ  nước ấm hay nước đun sôi để nguội.

Bổ sung thêm dinh dưỡng như trái cây hay nước ép trái cây.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

9. Khi bước vào những nơi như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ngân hàng… thường là nơi có máy lạnh với nhiệt độ thấp, chúng ta cần làm gì để không bị sốc nhiệt ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Khi bước vào những nơi như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ngân hàng… thường là nơi có máy lạnh với nhiệt độ thấp, để không bị sốc nhiệt ta nên đứng tránh xa cửa ra vào và đứng trực diện với máy lạnh.

10. BS có gì căn dặn riêng với những người cơ địa nhiều mồ hôi trong thời tiết này không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình

Những người cơ địa nhiều mồ hôi trong thời tiết này nên mặc quần áo bằng chất liệu mỏng, thoáng, nhẹ, rộng rãi dễ thấm hút mồ hôi, để giúp cơ thể thông thoáng.

Sử dụng nước xả vải và phơi khô ngoài nắng để khử mùi hôi trên quần áo.

Hạn chế dùng các loại gia vị như tỏi, hành ớt, bột cà-ri… bởi chúng sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi và đậm mùi hơn.

Ngoài ra, các loại thịt có màu đỏ, thực phẩm nhiều mỡ, tinh bột cũng là tác nhân làm cơ thể nặng mùi.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Thường xuyên tắm gội sạch sẽ. Thỉnh thoảng, nên ngâm mình vào bồn nước có pha các loại tinh dầu như bưởi, cam, sả, bạc hà hoặc tinh dầu trà xanh. Các loại tinh dầu này có khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây mùi trong mồ hôi, giúp cơ thể khô thoáng, thơm tho hơn.

Giữ vệ sinh các vật dụng cá nhân, đồ dùng trong phòng tắm như khăn tắm, khăn mặt để mùi hôi, vi khuẩn không có cơ hội trở lại cơ thể.

Ngâm chân vào nước ấm có pha gừng hoặc phèn chua trước khi đi ngủ.

Nếu hay đổ mồ hôi chân, bạn nên mang những loại tất mỏng, thoáng khí khi đi giày. Dùng chai xịt hút ẩm cho chân cũng là cách tốt giúp bạn khử mùi hôi.

Giảm mùi hôi cơ thể bằng cách sử dụng các loại nước hoa và lăn khử mùi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng các sản phẩm này sau khi cơ thể được vệ sinh sạch sẽ.

Gừng là thảo dược thiên nhiên rất hiệu quả trong việc chữa trị mùi hôi cơ thể.

Thân mến.

AloBacsi trân trọng cảm ơn BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình đã tư vấn giúp bạn đọc cách chống sốc nhiệt khi đi ra ngoài trời nắng nóng cực độ.

Xin hẹn gặp lại bác sĩ trong lần tư vấn tiếp theo!

Thực hiện: Mỹ Thi. Ảnh: Hoàng Long
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X