Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên có chế độ ăn như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi đang bị tiểu đường, gần đây đường huyết của tôi không được ổn định, thường xuyên tăng cao mặc dù tôi vẫn thường xuyên tự kiểm tra đường huyết và ăn kiêng ngọt, tinh bột… Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định đường huyết đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 của tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau củ ít tinh bột nhưng nhiều chất xơ
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau củ ít tinh bột nhưng nhiều chất xơ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết mãn tính, để kiểm soát bệnh thì khẩu phần ăn chiếm vai trò cực kỳ quan trọng.

Với thông tin bạn cung cấp, chưa đủ để có thể xây dựng khẩu phần cho bạn hợp lý. Tốt nhất, bạn nên yêu cầu bác sĩ điều trị đái tháo đường cho bạn hiện tại, xây dựng khẩu phần giúp bạn, vì đó là người hiểu rõ thể trạng và bệnh trạng của bạn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích. Bạn vẫn sẽ ăn được nhiều loại thực phẩm. Chế độ ăn tốt nhất cần được cân bằng và phải bao gồm nhiều loại carbohydrate, chất béo và protein lành mạnh.

* Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên cẩn trọng với carb phức hợp

Carbohydrate hay carb cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, chúng làm gia tăng lượng đường trong máu nhanh hơn chất béo hoặc chất đạm. Những nguồn thực phẩm chứa nhiều carb là:

- Trái cây;
- Sữa và sữa chua;
- Bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì ống;
- Các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, ngô và đậu.

Các loại carb dạng đơn như đường sẽ khiến mức đường huyết của bạn tăng nhanh. Carb phức hợp sẽ tốt hơn cho bạn vì chúng sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng và chất xơ ổn định, mặc dù cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Carb dạng phức được tìm thấy ở các loại đậu, hạt, rau xanh…

* Chất xơ cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Thông thường, bạn sẽ hấp thụ chất xơ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và cây họ đậu. Chúng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn sẽ cảm thấy no lâu và ít thèm ăn hơn. Điều này còn giúp hỗ trợ quá trình giảm cân vì tình trạng tăng cân góp phần thúc đẩy bệnh tiểu đường.

Vì vậy, bạn nên tập trung vào các loại thực phẩm này:

- Trái cây và rau tươi;
- Đậu khô, đậu Hà Lan;
- Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và bánh quy giòn;
- Gạo lứt;
- Thực phẩm nguyên cám.

* Chất béo

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dễ bị bệnh tim hơn. Vì vậy, bạn nên giới hạn những chất béo không tốt cho cơ thể như chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa.

Các nguồn chính của chất béo bão hòa là phô mai, thịt bò, sữa và các món bánh nướng.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo những yếu tố sau đây:

- Chọn thịt nạc;
- Không nên dùng nhiều món chiên. Thay vào đó, bạn có thể nướng, hấp hoặc luộc;
- Chọn loại sữa ít béo hoặc không có chất béo;
- Dùng dầu ăn dạng xịt hoặc bơ thực vật giảm cholesterol có stanol hoặc sterol;
- Chọn dầu thực vật dạng lỏng thay vì mỡ động vật.

* Muối

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc cao huyết áp. Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ yêu cầu bạn hạn chế hoặc tránh những món sau đây:

- Muối và hạt nêm;
- Những món đóng hộp từ khoai tây, gạo và mì ống;
- Thịt hộp;
- Súp đóng hộp và rau cải muối;
- Thực phẩm chế biến sẵn;
- Sốt cà chua, mù tạt, nước sốt salad và nước sốt đóng hộp;
- Súp đóng hộp, đồ nướng và nước sốt;
- Các món muối chua;
- Thịt chế biến sẵn: xúc xích, thịt xông khói và thịt muối;
- Quả ô liu;
- Những món ăn vặt mặn;
- Bột ngọt (mì chính);
- Nước sốt đậu nành và bít tết.

Giải pháp cho bạn là nên nấu ăn với lượng muối thấp bằng những cách dưới đây:

- Sử dụng các nguyên liệu tươi và thức ăn, chú ý không cho thêm muối;
- Đối với các công thức nấu ăn yêu thích, bạn nên sử dụng các thành phần khác và cắt giảm hoặc sử dụng ít muối;
- Hãy thử thêm nước cam hoặc dứa cho nước sốt thịt;
- Kiểm tra thành phần natri, muối trên nhãn thực phẩm;
- Chọn thực phẩm đông lạnh có 600 mg natri hoặc ít hơn. Hạn chế những món khai vị đông lạnh;
- Sử dụng rau đóng hộp tươi, đông lạnh, không thêm muối. Rửa sạch chúng trước khi dùng;
- Nếu bạn mua các loại súp đóng hộp, hãy tìm những món có lượng natri hay muối thấp.



Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh
Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X