Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân tiểu đường sẽ không còn phải tiêm insulin hàng ngày

Theo thống kê, hàng triệu người trên thế giới bị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường phải liên tục giám sát mức độ đường trong máu và tiêm insulin.

Thông thường, bệnh tiểu đường thể 2 phải dùng glucagon-like peptide-1 (GLP-1) khiến tuyến tụy tiết ra insulin, nhưng hợp chất này không tồn tại lâu được trong cơ thể người.

Theo New Atlas, các nhà khoa học tại Đại học Duke (Mỹ) đã phát triển được một phiên bản peptide tồn tại lâu hơn. Để làm điều này, các nhà khoa học đã tìm ra một hợp chất gắn kết GLP-1. Sau đó, họ phát triển một phương pháp để kiềm chế tốc độ giải phóng các phân tử GLP-1.

Cả hai vấn đề đã được giải quyết bằng việc sử dụng các polypeptide nhạy nhiệt giống elastin. Được biết elastin cũng là một loại protein như những sợi dẻo dai được tìm thấy trong các mô liên kết, có tác dụng kết nối các tế bào.

Loại polypeptide nhạy nhiệt có thể được trộn với peptide và khi được tiêm vào da dưới dạng dung dịch thì bắt đầu phản ứng với nhiệt độ cơ thể người, tạo thành một “kho” chứa thuốc giống như gel. Kho chứa thuốc này bắt đầu hòa tan chậm, giải phóng dần dần lõi chứa thuốc.

Như các kết quả thử nghiệm trên động vật cho thấy, chỉ cần một mũi tiêm peptit cải tiến trên là đủ để điều tiết lượng đường trong máu trong vòng 10 ngày ở chuột và 14 ngày ở khỉ. Điều quan trọng là hoạt chất thuốc được giải phóng với liều lượng đều như nhau và với tốc độ như nhau trong suốt quãng thời gian đó.

Các nhà khoa học tin rằng do những đặc điểm của chế độ chuyển hóa ở người, loại peptide mới thậm chí có thể có hiệu quả lâu hơn khi dùng cho người.

Theo Vũ Trung Hương - Một thế giới

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X