Hotline 24/7
08983-08983

Bài tập nào tốt cho người thoái hóa cột sống?

Phần đông người bệnh thoái hóa cột sống thường có khuynh hướng hạn chế vận động. Thế nhưng, việc rèn luyện thể dục hằng ngày lại rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống.

Đi bộ hằng ngày: Đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn đến các nhóm cơ, giải phóng endorphin giúp làm dịu cảm giác đau. Để quen với việc luyện tập, bạn nên bắt đầu đi bộ trong 5 phút mỗi ngày. Cố gắng tập thói quen đi bộ trong khoảng thời gian nhất định. Bạn nên bắt đầu đi bộ trên bề mặt bằng phẳng.

Nếu bạn mới bắt đầu luyện tập hoặc vừa phục hồi sau các chấn thương hoặc sau phẫu thuật thì nên bắt đầu từ từ, tránh nguy cơ gặp chấn thương khác. Trang bị một đôi giày hỗ trợ đi bộ cho dù bạn chỉ đi 5 phút 1 ngày.

Duy trì tư thế đúng khi đi bộ: điều chỉnh cho cổ, vai và hông thẳng hàng; mắt hướng về phía trước; giữ cho cằm song song với mặt đất; nhẹ nhàng siết chặt cơ bụng; giữ cho lưng thẳng tự nhiên, không cong hoặc ngửa về phía trước và phía sau; bước đi nhẹ nhàng, đặt gót chân xuống trước.

Khi cơ thể đã quen đi bộ 5 phút mỗi ngày, bạn có thể tăng thêm 1-2 phút đi bộ mỗi tuần. Tăng thời gian luyện tập từ từ sẽ giúp các nhóm cơ có thời gian thích nghi.

Ở tuần đầu tiên, bạn có thể đi bộ 5 phút mỗi ngày. Sau đó, ở tuần thứ 2, bạn nên tăng thời gian lên 7 phút và 10 phút cho tuần thứ 3. Tiếp tục tăng thời gian đi bộ cho đến khi thời gian luyện tập mỗi ngày ít nhất 20- 30 phút.

Các động tác kéo giãn:

Động tác 1: Giãn cơ từ đầu gối đến ngực

Động tác này rất thích hợp để điều chỉnh cơ mông cũng như kéo giãn các nhóm cơ thắt lưng. Bạn nên giữ mỗi vị trí khoảng 20 giây và thực hiện lại động tác kéo giãn ít nhất 3 lần cho mỗi chân.

Nằm tựa lưng với ngón chân hướng lên trên. Cong đầu gối bên phải từ từ, kéo chân về phía ngực.

Vòng tay giữ chặt chân, sau đó thả ra và thực hiện tương tự với bên chân còn lại.

Động tác 2: Kéo giãn với tư thế yoga

Nằm sấp, hai tay chống người lên, cong khủy tay 1 góc 90 độ, bàn tay tiếp xúc mặt sàn. Ấn phần đầu bàn chân và mặt trong bàn tay xuống, đẩy xương chậu về phía trước. Tập trung thở sâu. Giữ vị trí này từ 1-3 phút.

Động tác 3: Cuộn và siết chặt vai

Cong lưng 5 - 10 lần, sau đó cuộn vai và siết chặt cơ vai 10 lần. Bạn có thể kết hợp kéo giãn đầu và cổ.

Lưu ý:

Các bài tập thể dục chỉ có thể hỗ trợ một phần cho bệnh nhân phục hồi sự linh hoạt của cơ xương khớp. Để chữa đau tận gốc và phục hồi hoàn toàn khả năng vận động, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tiếp cận với phương pháp chữa đau phù hợp.

Bạn đọc tham khảo thêm video bài tập tại nhà dành cho người thoái hóa và gai cột sống thắt lưng do ThS.BS Lê Thị Hòe - Trung ương Hội Đông y Việt Nam hướng dẫn.

Mọi thắc mắc gọi về tổng đài 1800 6808 (miễn cước) hoặc Hotline 096 268 6808 để được tư vấn chi tiết. Website: https://bone.vn.

>> Xem thêm:

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên uống gì?

Thoái hóa cột sống lưng- nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa cột sống bệnh có nguy hiểm không

Thoái hóa cột sống cổ bạn nên biết

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X