Hotline 24/7
08983-08983

5 bộ phận cơ thể hay chịu tác động của biến chứng bệnh đái tháo đường

Những biến chứng do bệnh ĐTĐ gây ra vẫn tiếp diễn ở cơ thể bệnh nhân dù người bệnh cảm thấy khỏe manh. Người bệnh cần nắm rõ các biến chứng đó để đối phó kịp thời.

Bệnh đái tháo đường thường có những dấu hiệu giống các bệnh khác, khiến người bệnh khó khăn và chậm phát hiện bệnh. Khi đã mắc bệnh, tâm lý và sức khỏe hay bị sụt giảm nhanh chóng kèm những biến chứng nguy hiểm.

Hiện thời bệnh chưa thể chữa trị khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh vẫn phải hiểu biết và nắm rõ một phần bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình, tránh những biến chứng tiểu đường gây ra, thậm trí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nh bộ phận cơ thể hay chịu ảnh hưởng của biến chứng bệnh đái tháo đường. Ảnh: Internet
Nh bộ phận cơ thể hay chịu ảnh hưởng của biến chứng bệnh đái tháo đường. Ảnh: Internet

Dưới đây là 5 bộ phận cơ thể thường hay chịu tác động bởi những biến chứng của bệnh đái tháo đường:

Thần kinh

Đường trong máu cao kéo dài có thể làm tổn thương thần kinh và chiếm tới 70% bệnh nhân tiểu đường có tổn thương này.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên do tiểu đường có thể gây đau, bỏng rát, hoặc mất cảm giác 2 bàn chân. Thường bắt đầu từ ngón chân, có thể ảnh hưởng đến bàn tay và các phần cơ thể khác.

Bệnh lý thần kinh tự động. Do tổn thương thần kinh chi phối các cơ quan trong nội tạng gây ra các triệu chứng như những vấn đề về tình dục, tiêu hóa, rối loạn cảm giác khi bàng quang đầy nước tiểu, chóng mặt, ngất, hoặc không nhận biết khi đường máu thấp.

Tin tốt: Bạn vẫn có nhiều cơ hội điều trị cơn đau. Bác sĩ có thể cho bạn thuốc chống trầm cảm, chống co giật, thuốc tác dụng trên da như kem hoặc miếng dán, thiết bị kích thích thần kinh (kích thích thần kinh bằng dòng điện qua da) .

Tim và mạch máu

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ.

Nếu không điều trị tiểu đường tốt bạn sẽ tăng ít nhất gấp đôi lần các biến chứng về tim và đột quỵ so với người không bị tiểu đường.

Các tổn thương mạch máu hoặc thần kinh ở chi dưới có thể dẫn đến đoạn chi. Người tiểu đường có nguy cơ đoạn ngón và bàn chân gấp 10 lần so với người không tiểu đường.

Triệu chứng: bạn có thể không có triệu chứng gì cho đến khi bạn bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Các tổn thương mạch máu lớn ở chi dưới có thể gây chuột rút, thay đổi màu da, giảm cảm giác.

Tin tốt: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng kiểm soát đường tốt có thể tránh được hoặc làm ngừng tiến triển các biến chứng kể trên.

Bệnh thận

Tại Mỹ, tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở người trưởng thành và chiếm một nửa trường hợp suy thận mới phát hiện.

Triệu chứng: Thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm. Trong giai đoạn muộn có thể biểu hiện phù chân và bàn chân.

Tin tốt: Các thuốc hạ huyết áp (thậm chí khi không có tăng huyết áp) cũng có thể làm giảm nguy cơ suy thận lên tới 33%

Răng

Bạn có nguy cơ cao hơn bệnh lý về nướu răng khi bạn bị bệnh tiểu đường.

Triệu chứng: Nướu răng đỏ, sưng và dễ chảy máu.

Tin tốt: Kiểm soát đường huyết tốt, khám nha sĩ đều đặn, chăm sóc răng hằng ngày bằng việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước sát khuẩn có thể phòng bệnh nướu răng và mất răng

Mắt

Tại Mỹ, tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trong độ tuổi 20 – 74. Tiểu đường cũng có thể gây ra mù lòa do các bệnh lý sau không được điều trị tốt:

- Tăng nhãn áp.

- Đục thủy tinh thể.

- Bệnh võng mạc do tiểu đường (do tổn thương những mạch máu nhỏ).

- Triệu chứng: do giảm hoặc mất thị lực đột ngột.

Tin tốt: Các nghiên cứu cho thấy rằng khám kiểm tra mắt định kỳ và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa 90% mù lòa do tiểu đường.

Điều trị bệnh các biến chứng của bệnh đái tháo đường

Điều trị các biến chứng tập trung vào việc làm chậm lại những tổn thương bao gồm thuốc, phẫu thuật hoặc những phương pháp khác.

Chỉ cần bạn khám kiểm soát đường huyết tốt là đã làm ngừng lại hoặc thậm chí đảo ngược các biến chứng của tiểu đường. Một số trường hợp khác cần phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật để xử lý biến chứng và phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.

Điều quan trọng nhất làm giảm các biến chứng của tiểu đường là kiểm soát đường huyết tốt, ăn đúng cách, tập thể dục, giảm cân, không hút thuốc lá, điều trị huyết áp và cholesterol cao.

Trên đây là những bộ phận cơ thể thường bị ảnh hường của biến chứng bệnh đái tháo đường, cũng như những nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên đến bác sĩ thăm khám thường xuyên để phòng ngừa và điều trị sớm bệnh đái tháo đường.

Nguồn tham khảo:
https://yhoccongdong.com/thongtin/nhung-tac-dong-cua-benh-tieu-duong-len-co-the-ban/

Lê Hoa (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X