“Thay đổi những thói quen nhỏ có thể giảm 2/3 nguy cơ ung thư”
2 giờ trò chuyện trưa 24/4, TS Phan Minh Liêm - người Việt 4 lần được vinh danh tại Viện Anderson - Viện ung thư số một Hoa Kỳ, giải đáp nhiều thắc mắc nóng về bệnh ung thư.
Thưa TS Phan Minh Liêm, rất nhiều bạn đọc của AloBacsi có chung thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn yến, nhung hươu để bồi bổ? Có phải thực phẩm bổ dưỡng sẽ làm tế bào ung thư phát triển nhanh hơn?
TS. Phan Minh Liêm - Viện Anderson - Viện ung thư, Hoa Kỳ:
- Về nguyên tắc: người bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể hồi phục. Tuy nhiên, trên thực tế một số món ăn bổ dưỡng lại có tác dụng kích thích tế bào ung thư tăng trưởng.
Vì sao? Tế bào ung thư có đặc điểm là bắt tín hiệu tăng trưởng nhanh và mạnh
hơn tế bào bình thường. Nghĩa là tế bào ung thư có khả năng hấp thụ chất dinh
dưỡng từ yến, nhung hươu nhanh hơn. Do đó, trong giai đoạn tế bào ung thư đang
tăng trưởng theo tôi là không nên ăn yến và nhung hươu.
Nếu muốn, có thể bồi dưỡng 2 món
này khi dấu hiệu ung thư trong cơ thể không còn.
Có thể thay yến, nhung hươu bằng nấm linh chi. Nấm linh chi rất tốt. Vừa cung cấp
các chất bổ giúp cơ thể phục hồi vừa kích thích hệ miễn dịch và tiêu diệt tế
bào ung thư. (Bản thân tôi cũng uống đều 2 viên nấm linh chi/ngày để tăng sức đề kháng).
Nhiều thắc mắc, có nên ăn thịt đỏ, thịt gà, vịt và uống sữa khi bị ung thư, thưa TS?
TS. Phan Minh Liêm:
- Người bệnh ung thư không nên ăn thịt đỏ, bạn nhé. Thịt đỏ khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra những chất gây ung thư.
Thịt trắng gồm thịt gà, vịt nếu nuôi theo quy trình công nghiệp (sử dụng thuốc tăng trưởng, kháng sinh…) cũng không nên sử dụng. Có thể ăn thịt gà nuôi thả vườn, sạch. Tốt nhất là nên ăn hải sản, cá, tôm (loại an toàn).
- Sữa dành cho người ung thư có lẽ tốt nhất là sữa hạnh nhân (rang hạt hạnh
nhân, xay, uống) hoặc kế đến là sữa đậu xanh.
Đối với sữa bò, theo tôi, nếu sữa từ con bò được nuôi theo
hình thức công nghiệp, không kiểm soát được như bò bị tiêm hóc môn tạo sữa, tiêm
kháng sinh… thì bệnh nhân ung thư không nên uống.
Bởi kháng sinh tồn dư trong sữa sẽ tiêu diệt hệ vi sinh vật đường ruột, làm suy yếu hệ miễn dịch của người dùng. Ngoài ra, núm vú con bò thường bị viêm, hóc môn gây viêm đi vào sữa khi vắt, uống vào cũng dễ thành ung thư.
Người bị ung thư nên ăn sữa chua, chọn sữa chua từ nguồn sữa sạch. Sữa chua khi lên men chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột, rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, bệnh nhân trong giai đoạn hóa và xạ trị, hệ đường ruột đang bị tổn thương càng nên bổ sung sữa chua. Trung bình có thể ăn từ 2-3 hộp sữa chua/ ngày.
Theo TS, bệnh nhân ung thư nên kiêng gì đặc biệt?
TS. Phan Minh Liêm:
- Kiêng thức ăn cháy, khét (1g thịt nướng hay chiên bị khét độc tương đương hút 6 điếu thuốc lá), thịt đỏ, tương, chao, xì dầu (các loại nước chấm dễ bị nhiễm độc tố nấm aflatoxin - độc tố bền với nhiệt độ cao, có khả năng gây ung thư gan), rượu, bia, thuốc lá…
Làm việc trong viện ung thư hàng đầu Hoa Kỳ, theo ông đâu
là các tác nhân gây ung thư?
TS. Phan Minh Liêm:
Có 5 nguyên nhân dẫn đến ung thư,
gồm:
- Do đột biến, di truyền từ cha mẹ, ông bà, họ hàng… (Người có cha mẹ bị ung thư có 30% khả năng bị ung thư, nguy cơ này tăng lên khi có thêm anh chị em ruột cũng bị ung thư).
- Lối sống (thức khuya tăng nguy cơ ung thư; ít vận động, không tập thể dục, rượu bia, thuốc lá…)
- Môi trường (ô nhiễm đất, nước, không khí...)
- Các tác nhân gây bệnh như: vi trùng H.Pylori, virus HPV (gây ung thư cổ tử cung),
viêm gan B,C, HIV…
- Ngoài ra các bệnh khác làm tăng nguy cơ ung thư: béo phì, tiểu đường, suy giảm
miễn dịch, bệnh kinh niên (viêm nhiễm lâu, không chữa hết).
Trừ nguyên nhân do đột biến, di truyền, rõ ràng chỉ cần thay đổi những thói quen nhỏ về lối sống (ngủ đủ, năng tập thể dục, không để béo phì), tránh xa các tác nhân gây bệnh có thể giảm 2/3
nguy cơ ung thư.
Vì sao thức khuya, ngủ không đủ 8 tiếng/ ngày lại là yếu tố gây ung thư, thưa tiến sĩ?
TS. Phan Minh Liêm:
- Con người chúng ta được sinh ra
để sống và sinh hoạt vào ban ngày, ngủ vào ban đêm. Nếu sinh hoạt đảo
ngược, thức đêm, ngày ngủ, nhịp sinh học thay đổi, trái với tự nhiên, làm hóc môn thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu dễ bị ung
thư.
Thời gian ngủ lý tưởng là 22g30 đến 5g30 hoặc 6g sáng.
Nếu thức sau 24g đêm thì mỗi tiếng thức mất đi 1000 nơron thần kinh. Đặc biệt,
trong khoảng thời gian từ 2-3g sáng, khi ngủ say, não thải độc tố ra ngoài, đó
là lý do đêm ngủ say, ngủ đủ giấc hôm sau tinh thần chúng ta thoải mái. Nhiều
người quan niệm, đêm không ngủ, hôm sau ngủ bù là sai lầm. Thật ra, ngủ bù không có tác
dụng.
Đó là lý do những người làm việc ban đêm, hay phải trực đêm tăng nguy cơ thoái hóa thần kinh, bệnh tim mạch…
Ung thư có lây không? Lỡ đụng vào vết mổ do ung thư, có
làm tế bào ung thư từ người bệnh xâm nhập vào người khỏe để sinh sôi nảy nở?
TS. Phan Minh Liêm:
- Theo tôi, bệnh ung thư không lây. Người
ta đã thử nghiệm tiêm tế bào ung thư vào một con chuột khỏe mạnh, tế bào ung
thư bị tiêu diệt ngay.
-Theo tiến sĩ, có cách nào ngăn chặn tế bào ung thư?
TS. Phan Minh Liêm:
- Ung thư là căn bệnh thế kỷ. Chưa bao giờ nhân loại, con người lại gặp đối thủ "thông minh" như thế. Ung thư cực kỳ khó chữa bởi tế bào ung thư tiến hóa liên tục. Chúng uyển chuyển, thay đổi, linh hoạt khôn lường.
Tuy
nhiên, ở một góc độ nào đó, tế bào ung thư có nhiều đặc điểm rất giống vi khuẩn:
+ Tế bào ung thư rất sợ oxy (có ca ung thư máu chỉ cần điều trị bằng oxy cao áp
mà khỏi bệnh).
+ Tế bào ung thư rất thích ngọt. Chúng lấy đường để sinh tồn và di căn. Các mô
mỡ tiết ra chất gây viêm, cũng là dinh dưỡng cho tế bào ung thư. Vì
vậy, bệnh nhân tiểu đường, béo phì bị ung thư khó chữa hơn bình thường. Phải kiểm
soát lượng đường và cân nặng điều trị ung thư mới hiệu quả. (Hiểu được cơ chế
này, nhiều loại thuốc ung thư áp dụng cơ chế tấn công, không cho tế bào ung thư
lấy đường, không cho tế bào lấy được năng lượng, khiến chúng suy kiệt và chết).
+ Tế bào ung thư rất sợ hệ miễn dịch. Nếu
hệ miễn dịch tốt, tinh thần bệnh nhân lạc quan, nâng cao thể trạng có thể đẩy
lùi tế bào ung thư. (Thực
tế, tôi chứng kiến một ca ung thư tiền liệt tuyến di căn. Khối u di căn chi chít trong xương. Gia
đình hốt hoảng nhưng tinh thần người bệnh hết sức vững vàng. Nhờ tinh thần thép của bệnh nhân mà điều trị thành công, tế bào ung thư "ngủ yên", trở thành một phần cơ thể và bệnh nhân sống khỏe mạnh đến tận bây giờ).
Hiện nay người ta hay nói đến "phương pháp y học tích hợp" trong điều trị ung thư. Theo ông, áp dụng phương pháp này trong điều trị ung thư có thật sự hiệu quả?
TS. Phan Minh Liêm:
- Y học tích hợp - Integrative
Medicine - kết hợp nhiều trường phái khác nhau như Yoga, âm nhạc, ăn uống, thuốc
chiết xuất từ tự nhiên...
Phương
pháp này thường được dùng vào ngày nghỉ giữa các đợt hóa và xạ trị để ngăn chặn tế bào ung thư phục hồi.
Qua thực tế, tôi thấy phương pháp này rất tốt, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư.
Thưa TS, hiện có thuốc ngừa ung thư?
TS. Phan Minh Liêm:
- Ở Mỹ, hiện có thuốc
viên, có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng vận chuyển oxy đến mô, ngăn ngừa ung thư.
Gia đình có bố mẹ (trực hệ, anh em...) bị ung thư được khuyến cáo uống thuốc này để phòng bệnh.
Trước khi uống thuốc này, người bệnh cần có hồ sơ bệnh án rõ ràng: gia đình có
tiền sử bệnh ung thư gì, tùy theo độ tuổi, nghề nghiệp, môi trường sống và làm
việc của từng người mà bác sĩ có thể chọn loại thuốc phù hợp. Ví dụ có người chỉ
cần uống 2-3 viên/ ngày nhưng cũng có người phải uống 5 viên/ ngày. Giá trung
bình 20.000 - 30.000 đồng/ viên.
Chân thành cảm ơn vì những chia sẻ quý giá của ông.
Hồng Tâm
TS. Phan Minh Liêm là người Việt Nam đầu tiên được 4 lần
vinh danh trên bức tường danh dự của Viện Anderson đặt tại Houston,
Texas. Đây là Viện ung thư số một tại Mỹ, kết hợp hiệu quả giữa đào tạo,
nghiên cứu và điều trị, chữa trên một triệu bệnh nhân mỗi năm. Được nghiên cứu tại trung tâm ung thư hàng đầu thế giới MD Anderson ở Texas, TS Liêm có 15 công trình nghiên cứu xuất bản cùng với các cộng sự trên các tạp chí khoa học quốc tế về công nghệ sinh học và ung thư, như tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (Proceedings of The National Academy of Sciences), tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Mỹ (Journal of National Cancer Institute)... Nhờ những đóng góp vượt bậc trên đất Mỹ với hàng chục giải thưởng danh giá, TS Liêm vinh dự được bầu làm Chủ tịch Hội Sinh viên sau đại học của ĐH Texas. Trong lịch sử 73 năm từ khi viện này thành lập, đây là lần đầu tiên và duy nhất một sinh viên quốc tế được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội Sinh viên. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình