Hotline 24/7
08983-08983

Xét nghiệm COVID-19 test nhanh và PCR khác nhau thế nào?

BS Trương Hữu Khanh chỉ ra test nhanh và PCR trong xét nghiệm COVID-19 khác nhau thế nào, vì sao cần xét nghiệm gộp mẫu, sau khi tiêm vắc xin, bao lâu sẽ có kháng thể…

Chích vắc xin COVID-19 là cơ hội của mỗi cá nhân

Chúng ta không nên quá bận tâm đến việc biến chủng mới có ảnh hưởng đến vắc xin hay không. Điều đáng mừng là vắc xin sẽ giúp người mắc COVID-19 ít diễn tiến nặng và hạn chế tử vong. Do đó, nếu có cơ hội chích vắc xin, chúng ta không nên từ chối. Nếu từ chối chỉ thiệt thòi cho bản thân.

Một số người sau khi mắc bệnh mới hối hận vì đã không chích vắc xin. Sau khi chích vắc xin chúng ta sẽ an tâm hơn khi dịch bùng phát nhưng không được chủ quan và phải tuân thủ 5K.

Người đã tiêm vắc xin COVID-19 đủ 2 mũi vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng diễn tiến sẽ nhẹ hơn.

Sau khi tiêm vắc xin, bao lâu sẽ có kháng thể?

Trong nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM - nơi tiêm vắc xin đầu tiên tại TPHCM, sau 14 ngày tiêm mũi 1, 86% người được tiêm đã có kháng thể chống virus.

Hiện nay vắc xin chưa được bán trên thị trường nhưng chính phủ đã cho phép nhập khẩu. Một số tập đoàn đã nhập vắc xin chích dịch vụ cho người có điều kiện, nếu chúng ta chưa có tiền chích dịch vụ thì phải đợi đợt chích miễn phí của nhà nước.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, hiện nay chưa được chích vắc xin. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch nghiêm trọng hơn, phụ nữ mang thai có thể sẽ được tiêm vắc xin COVID-19.

Nếu phụ nữ có thai sau khi chích mũi đầu tiên thì sau đó không chích mũi thứ 2. Ngoài ra, phụ nữ cho con bú vẫn có thể chích vắc xin.

Nhân viên y tế cần tuân thủ 5K để không bị lây từ người bệnh

Hiện nay, nhân viên y tế không nên đi đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu nhân viên y tế bị lây nhiễm từ bệnh nhân là điều đáng trách bởi một số người không mang khi khám cho bệnh nhân.

Nhiều nhân viên y tế ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi tiếp xúc thường xuyên với người bệnh nhưng kết quả xét nghiệm vẫn âm tính.

Việc mang khẩu trang, nón che giọt bắn đúng thì khả năng mắc bệnh của nhân viên y tế do bệnh nhân lây sang là rất thấp, gần như bằng không.

Ngoài ra, khi đi khám bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ khai báo y tế trung thực, mang khẩu trang để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Hiện nay, nhiều người không có triệu chứng cũng có khả năng mắc COVID-19. Do vậy, nếu có triệu chứng hắt xì, bạn cần phải mang khẩu trang để tránh phát tán virus hoặc có thể gọi vào hotline của ngành y tế để được giải đáp thắc mắc.

Sự khác nhau giữa test nhanh và PCR

Test nhanh gồm: test kháng nguyên và test kháng thể

  • Test kháng thể: lấy máu, kiểm tra xem người bệnh có virus hay không. Xét nghiệm này sẽ biết được người bệnh đã khỏi bệnh hoặc sắp khỏi bệnh.
  • Test nhanh kháng nguyên: lấy kháng nguyên virus trong họng bệnh nhân bỏ vào dung dịch để làm chết virus. Dùng dung dịch này nhỏ vào que thử. Nếu que thử có 2 vạch đỏ là dương tính, 1 vạch đỏ là âm tính.

Xét nghiệm PCR là xét nghiệm sâu hơn test nhanh. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu dịch trong họng người xét nghiệm, sau đó đem đi phân tích và cho kết quả.

Xét nghiệm gộp mẫu là gì?

Xét nghiệm gộp mẫu là gộp 5 mẫu bệnh phẩm của 5 người khác chung 1 ống và xét nghiệm 1 lần. Nếu kết quả xét nghiệm này âm tính thì 5 người này âm tính. Nếu kết quả xét nghiệm gộp dương tính thì phải xét nghiệm từng mẫu bệnh phẩm của 5 người này để xác định người nào dương tính.

Xét nghiệm gộp mẫu rất có lợi khi phải xét nghiệm cùng lúc hàng ngàn người trong vùng dịch.

Minh Huy

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X