Viêm phế quản ở trẻ khi giao mùa - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Lúc nóng, lúc lạnh, kèm theo những cơn mưa ngắn là điều kiện thời tiết lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Tỷ lệ trẻ nhập viện vì viêm phế quản tăng cao, vậy cần làm gì khi trẻ bị viêm phế quản, phòng bệnh thế nào cho hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.
Viêm phế quản là gì?
Phế quản là cơ quan thuộc đường hô hấp dưới; nơi tiếp nhận không khí cuối cùng từ mũi qua hầu họng, thanh quản và khí quản. Có thể hình dung cấu trúc của phế quản có dạng như hình rễ cây với 23 bậc phân chia tạo thành mạng lưới chằng chịt để đảm bảo chức năng chia nhỏ luồng khí và trao đổi hiệu quả giữa môi trường - phổi, cung cấp đủ dưỡng khí cho cơ thể.
Bệnh lý viêm phế quản xảy ra khi một hoặc nhiều đoạn trong hệ thống phế quản bị viêm, sưng tấy và có nhiều dịch nhầy gây cản trở hô hấp.
Viêm phế quản ở trẻ thường diễn biến trong vòng 48 giờ với triệu chứng rõ ràng, sau đó bệnh kéo dài từ 1 - 2 tuần trước khi khỏi hoàn toàn. Viêm phế quản cấp tính khi không được điều trị phù hợp, hoặc các đợt nhiễm trùng đường hô hấp tái đi, tái lại nhiều lần, khi đó bệnh phát triển thành viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn tính ở trẻ khó điều trị, dễ biến chứng nguy hiểm nên cần dự phòng ngay từ giai đoạn sớm của bệnh.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Hệ miễn dịch kém và chưa ổn định ở trẻ là một trong số nguyên nhân gây nên viêm phế quản. Khi đó virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công các bé, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
So với viêm phế quản do vi khuẩn thì virus gây viêm phế quản phổ biến hơn, là nguyên nhân gây ra 60 - 70% trường hợp trẻ mắc bệnh, thường xuất hiện theo mùa và tự thuyên giảm, việc điều trị thường chỉ là điều trị triệu chứng.
Viêm phế quản do vi khuẩn chiếm khoảng từ 30 đến 40% trường hợp, phổ biến nhất là các vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu,... Ở các nước đang phát triển như Việt Nam do môi trường sống còn thiếu vệ sinh nên viêm phế quản do vi khuẩn cũng tương đối phổ biến.
Nhìn chung, trẻ thuộc nhóm các đối tượng sau có nguy mắc viêm phế quản cao hơn so những trẻ khác:
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
- Trẻ nhỏ sống trong không gian ẩm mốc, chật chội, độ ẩm cao.
- Trẻ có người thân trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn.
- Trẻ có tiền sử dị ứng đường hô hấp với các tác nhân ngoại lai đến từ môi trường như phấn hoa, lông động vật,…
- Trẻ sinh non, béo phì, thừa cân, suy giảm miễn dịch bẩm sinh...
Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản ở trẻ
Trẻ có nguy cơ mắc viêm phế quản nếu xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Trẻ thường hay ho khan hoặc ho có đờm, các cơn ho kéo dài.
- Trẻ thường hay có triệu chứng khò khè.
- Chảy nước mũi, thường là trước khi xuất hiện các cơn ho.
- Tổng thể cơ thể khó chịu hoặc cảm thấy không khỏe, biếng ăn, dễ nôn trớ.
- Thở gấp và thở ngắn hơn bình thường
- Sốt cao kèm theo triệu chứng thở khò khè.
- Dịch mũi có màu xanh.
- Đau họng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng ho hay sốt thông thường vì vậy những bậc phụ huynh thường hay chủ quan. Khi bệnh trở nặng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi,... thậm chí tử vong. Nếu cơn ho của trẻ kéo dài đến tuần thứ 2 hoặc xuất hiện bất cứ triệu chứng tăng nặng nào, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để thăm khám kịp thời.
Lắng nghe PGS.TS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai tư vấn thêm về các bệnh lý hô hấp ở trẻ khi giao mùa:
Điều trị viêm phế quản ở trẻ khi giao mùa
Điều trị viêm phế quản ở trẻ do virus chủ yếu là điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh như: dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau và ngăn ngừa bội nhiễm. Đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng, chăm sóc để tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh. Việc dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp này không có tác dụng điều trị viêm phế quản mà còn gây tăng khả năng đề kháng kháng sinh, gây hệ lụy cho sức khỏe sau này.
Đề điều trị viêm phế quản ở trẻ do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh và cần cho trẻ uống đúng với liều lượng và số lần dùng trong ngày theo chỉ dẫn bác sĩ. Các trường hợp trẻ bị viêm phế quản nặng cần nhập viện điều trị nội trú với kháng sinh toàn thân, đồng thời có thể theo dõi sát sao tiến triển bệnh, can thiệp khi có biến chuyển bệnh nguy hiểm.
Trẻ có tiền sử tái đi tái lại viêm phế quản cần được dự phòng và chăm sóc đúng cách, nếu để tình trạng bệnh tái đi tái lại có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Có thể dùng các thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược được Bộ Y tế cấp phép để dự phòng và kết hợp điều trị viêm phế quản cho trẻ. Tuy công dụng chữa trị chưa thấy ngay trước mắt, nhưng về lâu dài hiệu quả rất cao và với khả năng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ thì có thể giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.
Chăm sóc trẻ mắc viêm phế quản
Trẻ mắc viêm phế quản cần được chăm sóc đúng cách để nhanh lành bệnh. Dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh:
- Giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, khiến bệnh lý phát triển nặng hơn.
- Cho trẻ uống đủ nước.
- Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9%.
- Khi trẻ có thân nhiệt cao, trên 37°C nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua,…; Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, C, E như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,…; Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt như canh, cháo, súp; Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.
Phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ
Để phòng ngừa hiệu quả viêm phế quản đối với trẻ nhỏ cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh và chủ động nâng cao sức khỏe cho trẻ. Chuyên gia khuyến cáo phòng viêm phế quản ở trẻ như sau:
- Giữ cơ thể của bé luôn đủ ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.
- Đối với trẻ có cơ địa dị ứng cần hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ với các tác nhân dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá, nấm mốc…
- Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ.
- Thực hiện cách ly trẻ với người đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Tiêm vắc xin phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ (Cúm, phế cầu...)
- Kiểm tra sức khỏe của trẻ định kỳ nhằm phát hiện kịp thời bệnh lý (nếu có).
- Mẹ bầu khi mang thai nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp thai nhi có sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất. Với trẻ sơ sinh, nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Trẻ bị viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của đường hô hấp, cha mẹ cho bé thăm khám tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, thực hiện các phương pháp phòng ngừa là cách tốt nhất giúp trẻ có sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.
Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hô hấp hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.
Xem đầy đủ tư vấn “Lời khuyên cho người bệnh hô hấp” từ 2 chuyên gia PGS.TS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai; TS.BS Trần Thái Hà - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tại đây. |
Xem thêm thông tin về thuốc Đông y điều trị dự phòng hiệu quả các bệnh hô hấp:
Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát. Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường. Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội). Liên hệ 1800 545435. Thông tin tại website hoặc https://www.facebook.com/benhhenphequan/ Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép. Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình