Hotline 24/7
08983-08983

Viêm gan C lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan C hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa. Vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ bệnh viêm gan C lây qua đường nào để chủ động phòng tránh.

Viêm gan C lây qua đường nào? - 1

Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là một căn bệnh gây viêm và nhiễm trùng gan do bị nhiễm siêu vi viêm gan C (HCV). 

Viêm gan C rất dễ lây truyền và được coi là nghiêm trọng nhất trong tất cả các bệnh viêm gan siêu vi. Căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng như xơ gan, ung thư gan và các bệnh nguy hiểm khác về gan. Hiện nay vẫn chưa có vacxin chủng ngừa viêm gan C.

Viêm gan C lây qua đường nào?

Viêm gan C là một vi-rút lây truyền qua máu, có nghĩa là một người phải tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh mới có thể lây bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới, những cách truyền virut viêm gan C phổ biến nhất là:

- Dùng chung kim tiêm;

- Sử dụng hoặc tái sử dụng thiết bị y tế, chẳng hạn như ống tiêm và kim, chưa được khử trùng đúng cách;

- Nhận truyền máu từ máu hoặc các sản phẩm máu không được kiểm tra đầy đủ. Trước năm 1992, nguồn cung cấp máu của Hoa Kỳ không được kiểm tra cẩn thận nên có những nguồm máu chứa các bệnh như viêm gan C. Kết quả là có những người không may nhận phải máu hoặc nội tạng của người mắc bệnh viêm gan C.

Viêm gan C lây qua đường nào? - 2

Các phương pháp truyền bệnh viêm gan C ít phổ biến hơn bao gồm:

- Những người làm việc nhiều với các loại kim tiêm, hoặc những người có thể đã tiếp xúc với kim bẩn sẽ có nguy cơ bị viêm gan C;

- Quan hệ tình dục với người bị bệnh;

- Truyền virut giữa mẹ và con;

- Sử dụng các vật dụng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo đã tiếp xúc với máu người bị nhiễm bệnh;

WHO ước tính rằng có 1,75 triệu người mắc bệnh viêm gan C vào năm 2015. Một khi một người có virut, nó sẽ bắt đầu lan rộng trong các tế bào sau 2 tuần đến 6 tháng.

Nhiều người, đặc biệt là những người có bệnh viêm gan C mạn tính, có thể không bị các triệu chứng cho đến nhiều năm sau.

Ai dễ mắc viêm gan C?

Vì bệnh viêm gan C mãn tính thường không gây triệu chứng tức thì, một người có thể không phát hiện ra họ bị nhiễm trùng cho đến khi họ đã bị tổn thương gan nghiêm trọng.

Vì lý do này, điều quan trọng là mọi người biết trước về cách lây truyền bệnh viêm gan C. Kiến thức này có thể giúp mọi người tránh lây lan hoặc mắc bệnh viêm gan C.

Các nhóm sau đây có thể có nguy cơ mắc bệnh:

- Người tiêm chích ma tuý;

- Những người đã tiếp nhận các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm máu từ các cơ sở y tế có quy trình kiểm soát nhiễm trùng không đủ, thường là trước năm 1992;

- Những người quan hệ với người bị viêm gan siêu vi C;

- Người nhiễm HIV;

- Những người có hình xăm hoặc xâu khuyên trong các cơ sở không được kiểm soát;

- Nhân viên chăm sóc sức khoẻ, những người có thể bị tai nạn do kim tiêm;

- Một người đã bị viêm gan C trước đây hoặc một loại viêm gan siêu vi có thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C.

Viêm gan C lây qua đường nào? - 3

Phòng ngừa lây truyền viêm gan C

Hiện nay không có vacxin viêm gan C. Phòng ngừa virus phụ thuộc vào việc sử dụng kim một cách an toàn, bảo vệ khi quan hệ tình dục và không sử dụng chất kích thích. Có rất nhiều quan niệm sai lầm về cách lây truyền bệnh viêm gan C. Siêu vi rút không thể truyền qua:

- Sữa mẹ, thức ăn, hoặc nước;

- Ôm hoặc hôn;

- Chia sẻ thức ăn hoặc thức uống với người bị bệnh;

- Bị muỗi nhiễm bệnh đốt.

Ngoài ra chúng ta cần phải lưu ý những điều sau để không lây truyền bệnh:

- Không dùng chung kim tiêm;

- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ trong ngày "đèn đỏ";

- Không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải, dao cạo, cắt móng tay).

Theo Thảo Phương - Khám phá

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X