Viêm gan B: con đường lây nhiễm, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV), một loại virus được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Trong bài viết dưới đây, ThS.BS Quách Tiến Phong - Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh sẽ có những chia sẻ hữu ích về các vấn đề xoay quanh bệnh lý viêm gan B.
1. Nguyên nhân lây nhiễm và cách phòng ngừa viêm gan siêu vi B ở phụ nữ mang thai
Ngoài việc thuốc điều trị đang ngày càng được cải tiến, mang lại hiệu quả nhiều hơn cho bệnh nhân, việc phòng ngừa viêm gan siêu vi B là một vấn đề hoàn toàn khả quan. Vacxin phòng ngừa viêm gan siêu vi B được xem như là một trong những thành tựu của y khoa, có thể vừa phòng được bệnh vừa phòng được ung thư gan một cách rất hiệu quả. Dưới góc nhìn của một chuyên gia, mời BS có thể phân tích sâu hơn ạ.
ThS.BS Quách Tiến Phong trả lời: Nhiều bệnh nhân đã đặt ra câu hỏi cho bác sĩ là khi mắc phải bệnh, có lây sang cho người thân trong gia đình không và làm thế nào để có thể phòng ngừa? Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phòng bệnh là tốt nhất, do viêm gan siêu vi B là một bệnh lây nhiễm.
Việc lây truyền chủ yếu qua ba đường, đầu tiên là lây qua đường máu, hai là qua đường tình dục, ba là lây truyền từ mẹ sang con. Lây truyền ở đây là tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, với máu. Ví dụ những trường hợp quan hệ tình dục không an toàn, truyền máu không có phương pháp bảo vệ, tiêm chích ma tuý,…
Nhất là những ngành nghề về y tế, rất dễ bị lây nhiễm do những trường hợp gặp tai nạn nghề nghiệp trong lúc tiêm hoặc lấy máu cho bệnh nhân mắc bệnh viên gan siêu vi B. Lây truyền từ mẹ sang con, câu hỏi đặt ra là con khi sinh ra có bị di truyền? Đây không phải là một trường hợp di truyền, thực tế đây là trường hợp lây truyền trong lúc sinh sản, khi máu mẹ tiếp xúc với máu con, trong lúc cắt cuốn rốn. Khi đó trẻ tiếp xúc với máu của người mẹ, người mẹ lại không biết bản thân bị mắc bệnh viêm gan siêu vi B. Virus trong máu rất cao, khi trẻ tiếp xúc trong lúc sinh sản sẽ mắc phải bệnh.
Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan siêu vi B và biết tầm soát trước đó, khi khám ở những bệnh viện lớn sẽ được tầm soát trong vòng ba tháng đầu thai kỳ. Trường hợp phát hiện mắc bệnh người mẹ sẽ được chuyển qua gặp các bác sĩ chuyên khoa. Khi đó các bác sĩ sẽ tư vấn, nếu tải lượng virus cao sẽ được cho uống thuốc để giảm lượng virus xuống và trong máu không có virus, khi đó sẽ không lây truyền qua cho con. Còn lại, khi người mẹ có cuộc sống lành mạnh đương nhiên sẽ không bị lây nhiễm.
Một câu hỏi thường gặp là người bệnh trong việc tiếp xúc hằng ngày trong gia đình có dễ bị lây nhiễm hay không? Câu trả lời là sẽ không bị lây nhiễm, vẫn có thể sinh hoạt bình thường và sống như người khỏe mạnh.
Một số bệnh nhân đặt ra câu hỏi khi mắc bệnh có đi ra nước ngoài được không? Nước ngoài vẫn có bệnh viêm gan siêu vi B, có những vùng chiếm tỉ lệ rất cao, do vậy chúng ta vẫn sống, sinh hoạt và tiếp xúc với mọi thứ như người bình thường, biết bệnh để ngừa bệnh và chữa trị. 1/3 dân số thế giới đã từng bị viêm gan siêu vi B, không cần quá lo lắng trong việc sinh hoạt và tiếp xúc với mọi người. Có thể ngăn ngừa các biến chứng và chữa trị sớm.
2. Thời điểm nào thích hợp để tiêm ngừa viêm gan siêu vi B?
Việc phòng ngừa chủ động viêm gan siêu vi B bằng tiêm ngừa, vậy thời điểm thích hợp và bao nhiêu tuổi là có thể tiêm vacxin để phòng ngừa, các mũi tiêm một cách đầy đủ là như thế nào, thưa BS?
ThS.BS Quách Tiến Phong trả lời: Bắt đầu từ năm 1986, nhà nước đã đưa vacxin ngừa viêm gan siêu vi B vào tiêm chủng mở rộng quốc gia. Do đó, các bạn trẻ hiện nay từ nhỏ đã được tiêm chủng các loại vacxin như sởi, quai bị, rubella,… Trong đó có vacxin viêm gan siêu vi B, thường sẽ được tiêm ba mũi, mũi đầu tiên cách mũi thứ hai một tháng và mũi thứ hai cách mũi thứ ba từ hai đến ba tháng. Để biết sau khi tiêm có kháng thể để bảo vệ không, sau khi tiêm đủ ba mũi cần khám sức khỏe định kỳ.
Ở nước ngoài, việc phòng ngừa và chữa trị bệnh rất tốt, đa số người dân khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến một năm. Nếu tiêm ngừa viêm gan siêu vi B, khi kiểm tra sức khỏe từ 6 tháng đến 1 năm, kháng thể tốt (trên 1000UI/ml) hoặc những người đáp ứng được kháng thể hoặc kháng thể tốt, khoảng 5 năm sau có thể đi kiểm tra lại kháng thể.
Ngược lại, với những người chưa có kháng thể hoặc kháng thể thấp, có thể tiêm ngừa nhắc lại, kháng thể chỉ cần trên 100 người bệnh đã đủ sức bảo vệ. Hầu như nếu người bệnh có kháng thể tốt sẽ không cần sợ bị nhiễm viêm gan siêu vi B.
3. Trong trường hợp như thế nào là không cần tiêm ngừa vắc xin viêm gan B?
Thưa BS, em đi xét nghiệm để tiêm ngừa viêm gan siêu vi B nhưng BS lại cho biết em đã đủ kháng thể và không cần phải tiêm. Em chưa mắc viêm gan B lần nào cả, vậy tại sao em lại có kháng thể? Em sẽ có kháng thể suốt đời không? Hay vẫn phải tiêm ngừa vào thời điểm nào đó và cụ thể thời điểm đó là khi nào?
ThS.BS Quách Tiến Phong trả lời: Trước khi tiêm ngừa, người bệnh phải được tầm soát xem đã mắc viêm gan siêu vi B hay chưa, nếu đã mắc bệnh sẽ không được tiêm ngừa. Ở người bệnh đã có kháng thể tốt sẽ không cần tiêm vắc xin phòng ngừa. Trong trường hợp chưa từng mắc phải bệnh và sau khi xét nghiệm máu về kháng thể phòng bệnh viêm gan siêu B, bác sĩ cho kết quả có kháng thể tốt (kháng thể trên 100UI/ml trở lên), bệnh nhân sẽ không cần tiêm ngừa.
Dựa trên câu hỏi của bệnh nhân, chúng ta có thể đặt ra hai trường hợp, đầu tiên là bệnh nhân đã được tiêm chủng từ nhỏ nên hiện tại trong cơ thể vẫn còn kháng thể tốt, không cần tiêm ngừa nhắc lại. Hai là từ xưa bệnh nhân đã từng tiếp xúc với virus B và không nhận biết được là cấp tính. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B cấp tính đã khỏi bệnh và không có triệu chứng, sau đó cơ thể đã tự tạo ra kháng thể phòng bệnh.
Điều này thể hiện bệnh nhân là người rất khoẻ mạnh, có thể tự chống lại virus và tự tạo kháng thể khi không cần tiêm ngừa vẫn được bảo vệ. Nếu đã tiêm ngừa và xét nghiệm lại mỗi 2-5 năm thấy kháng thể giảm từ từ, bệnh nhân có thể tiêm nhắc lại. Đối với kháng thể do bản thân bệnh nhân tự tạo ra sẽ ngược lại với tiêm ngừa, thay vì giảm dần phải tiêm nhắc lại, kháng thể tự tạo ra sẽ tăng dần và bảo vệ được cơ thể khá tốt, hầu như sẽ không bị nhiễm lại virus B.
4. Phụ nữ mang thai có nên đi tiêm ngừa bệnh viêm gan B không?
Thưa BS, em muốn tiêm viêm gan B nhưng dự định thả (không có kế hoạch hoá gia đình) để chuẩn bị có em bé vào cuối năm nay, theo tìm hiểu thì thấy như vậy sẽ tiêm ngừa không kịp. Sau khi sinh, em tiêm ngừa thì có được không và vào thời điểm nào sau khi sinh là thích hợp nhất?
ThS.BS Quách Tiến Phong trả lời: Việc tiêm vắc xin là phòng ngừa chủ động, nghĩa là cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus siêu vi nên tiêm ngừa trước hay sau sinh đều được. Việc nhận biết, kiểm tra và phòng ngừa trước khi mang thai, ngoài viêm gan siêu vi B, có thể tầm soát những loại virus siêu vi khác như sởi, rubella, quai bị,…để tiêm ngừa là một điều cần thiết. Khi đó, các mẹ sẽ bảo vệ được em bé khỏi các loại virus trước khi sinh rất tốt.
Sau sinh, nếu các mẹ cảm thấy bản thân khoẻ mạnh và cai sữa sớm từ 6-12 tháng có thể đi tiêm ngừa bình thường. Trường hợp các mẹ sợ và không biết sau khi tiêm có phản ứng gì và có tác dụng phụ ảnh hưởng đến con hay không, câu trả lời là hầu như vẫn cho con bú được như mọi ngày. Một số trường hợp phản ứng quá mạnh do kháng nguyên, kháng thể gây mệt mỗi, các mẹ có thể kiêng cho con bú và sau 2-3 ngày sẽ cho bú lại được và sinh hoạt bình thường.
5. Viêm gan B có dễ lây nhiễm qua phụ nữ mang thai khi gia đình có người mắc và ảnh hưởng đến thai nhi?
Hiện tại em đang mang thai và phát hiện chồng mình mắc bệnh viên gan B, em rất lo lắng sẽ ảnh hưởng đến bản thân và con, trong trường hợp này em phải làm như thế nào thưa BS?
ThS.BS Quách Tiến Phong trả lời: Viêm gan B là một bệnh lây truyền, khi một người trong gia đình phát hiện mắc bệnh, những thành viên còn lại nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Khi đi kiểm tra sức khoẻ mỗi sáu tháng hoặc một năm, người nhà bệnh nhân nên thông báo cho cơ sở y tế là trong gia đình có người mắc bệnh viêm gan, muốn được kiểm tra thêm về viêm gan virus, khi đó sẽ biết được có mắc phải hay không.
Khi đến chuyên khoa, bệnh nhân báo trong gia đình có người mắc viêm gan B, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm. Đầu tiên sẽ thực hiện chuẩn đoán xác định có mắc viêm gan B hay không, một số trường hợp như đã đề cập trước đó, ví dụ đã mắc bệnh, có kháng thể hoặc đã tiêm ngừa, mặc dù chồng mắc bệnh và bệnh nhân không mắc là vấn đề bình thường, tất nhiên em bé trong bụng cũng sẽ không mắc bệnh.
Thứ hai là nếu trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do không nhận biết sớm và tầm soát để phòng ngừa. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân yên tâm về sức khoẻ sinh sản, nếu gan khoẻ mạnh bình thường nhưng virus vẫn hoạt động, người mẹ sẽ được cho thuốc làm ngưng hoạt động của virus và có thể sinh sản và cho con bú bình thường.
Trường hợp virus không hoạt động, không cần dùng thuốc, bệnh nhân chỉ cần báo cho các bác sĩ sản khoa về bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phòng ngừa. Khi vừa sinh xong, sẽ được tiêm ngừa các kháng thể ngay cho em bé và đảm bảo không bị mắc phải viêm gan siêu vi B.
6. Tình trạng gan nhiễm mỡ sau khi mắc viêm gan B như thế nào?
Thưa BS, năm nay tôi 35 tuổi và được phát hiện mình mắc bệnh viêm gan B từ năm 17 tuổi, từ đó đến nay tôi luôn khám sức khỏe định kỳ và BS chưa cho thuốc đặc trị. Vào 5 năm trước, qua siêu âm phát hiện gan nhiễm mỡ độ 1, BS cho uống Poranic trong 1 tháng và không hẹn tái khám. Năm nay qua xét nghiệm và siêu âm ALT là 46, AST là 22, gan nhiễm mỡ độ 2, lại được BS tiếp tục cho uống thuốc 1 tháng. Xin hỏi BS với bệnh của tôi nên điều trị như thế nào? Có thuốc gì để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ hay không? Tôi cân nặng bình thường, kiêng dầu mỡ, không thuốc lá, không rượu bia và dùng ít trong 1 tháng là 6 lon.
ThS.BS Quách Tiến Phong trả lời: Hiện nay, rất nhiều người mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ. Khi các bệnh lý khác ở gan làm cho gan yếu đi, một trong những bệnh ký thường gặp nhất là gan nhiễm mỡ, có rất nhiều phương pháp để điều trị.
Nếu bệnh nhân muốn được tư vấn rõ và sâu về bệnh lý hãy đến với chuyên khoa gan, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sẵn sàng tư vấn hỗ trợ và điều trị một cách tốt nhất. Có thể bệnh nhân đã đi khám bác sĩ tổng quát hoặc ở chuyên khoa khác không phải chuyên khoa gan, nên tình trạng gan nhiễm mỡ vẫn tăng từ độ 1 đến 2 mặc dù đã thực hiện kiêng cữ và sống lành mạnh.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình