Viêm da cơ địa, Y học cổ truyền điều trị thế nào?
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Quý - Phòng khám Da - Thẩm mỹ Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (Cơ sở 3), viêm da cơ địa (Atopic dermatitis - AD) là một bệnh lý viêm da mãn tính, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Nữ bệnh nhân 53 tuổi đến khám tại Phòng khám Da - Thẩm mỹ Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (Cơ sở 3) vì lí do da bàn tay và bàn chân khô nứt và ngứa nhiều hơn 2 năm, da lòng bàn tay dày sừng, da lòng bàn chân khô nứt khiến người bệnh khó khăn trong đi lại, làm việc và không ngủ được vì ngứa. Bệnh nhân cho biết đã được chẩn đoán loại trừ nấm trước đó.
Tại đây, người bệnh được chẩn đoán thể huyết hư phong táo, được điều trị dùng thuốc thảo dược đường bôi và đường uống. Sau 1,5 tháng tình trạng da giảm bong tróc, hết ngứa, bệnh nhân đã có thể đi lại và làm việc được.
Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống theo Y học cổ truyền để tránh tái phát như: hạn chế thực phẩm lên men, không ăn nhiều đồ béo ngọt và các thực phẩm có tính dẻo nhớt…. và kết hợp tập luyện dưỡng sinh phòng chống stress.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Quý - Phòng khám Da - Thẩm mỹ Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (Cơ sở 3), viêm da cơ địa (Atopic dermatitis - AD) là một bệnh lý viêm da mãn tính, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Các triệu chứng bao gồm: mảng da khô, đỏ, phát ban kèm rỉ nước, dày da, và đặc biệt là ngứa - có thể rất nghiêm trọng ảnh hướng đến giấc ngủ và sinh hoạt của người bệnh.
Y học cổ truyền không có bệnh danh tương ứng, các triệu chứng viêm da cơ địa nằm trong phạm vi các chứng Tiển: Thấp tiển, Can tiển, Phong tiển, Bạch tiển, Ngưu tiển… và nga chưởng phong (tổ đỉa).
Nguyên nhân do phong thấp nhiệt tà xâm phạm, trong đó phong tà được xem là nguyên nhân chính gây bệnh.
Phong có tính chất di động nên các tổn thương trên da có xu hướng xuất hiện và biến mất không ổn định. Thấp tà có tính chất trì trệ, ẩm ướt nên các tổn thương trên da có xu hướng sưng phù nề, rỉ dịch. Nhiệt tà lại có tính nóng, khô thường xuất hiện trong giai đoạn cấp của bệnh nên các tổn thương da có xu hướng đỏ, cảm giác nóng rát.
Nhiệt thường kết hợp phong tà và thấp tà tạo ra tình trạng phong nhiệt hoặc thấp nhiệt. Khi bệnh kéo dài làm tổn hại các tạng Can, Phế, Tỳ, và Thận dẫn đến tình trạng huyết hư phong táo.
Triệu chứng của các thể lâm sàng thường gặp:
- Thấp nhiệt: Các tổn thương trên da biểu hiện đỏ bừng và sưng tấy, có vết trợt, xuất tiết hoặc đóng vảy, ngứa dữ dội, đôi khi kèm theo cảm giác nóng rát.
- Phong nhiệt: Da đỏ với các nốt sẩn, mụn nước, vảy và vảy, xuất tiết hoặc viêm nhẹ, và ngứa. Sang thương da xuất hiện thay đổi ở nhiều vị trí.
- Huyết hư phong táo: bệnh kéo dài với tái phát thường xuyên, da (dày, khô, thô, cứng và có vảy), và ngứa.
ThS.BS Nguyễn Thị Quý cho biết, cùng một bệnh danh Y học hiện đại nhưng sẽ có các thể bệnh khác nhau theo Y học cổ truyền, từ đó thuốc uống và thuốc bôi/tắm thảo dược cũng khác nhau.
Chính vì vậy, người bệnh không nên tự ý mua các loại thảo dược về dùng khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào về da bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình