Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao tiểu đường gây hoại tử bàn chân và làm thế nào để phòng tránh?

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, điển hình là ngón chân bị hoại tử. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi, tàn phế ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn còn chủ quan, chăm sóc và điều trị không đúng dẫn tới biến chứng nặng, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây là một số cách để phòng tránh hoại tử bàn chân ở người tiểu đường.

1. Vì sao tiểu đường gây hoại tử bàn chân?

Đối với người bình thường, một vết thương ở phần mềm như bàn chân sẽ bắt đầu có dấu hiệu lành chỉ sau vài ngày hoặc ít nhất 1 tuần. Tuy nhiên đối với người tiểu đường vết thương bàn chân rất lâu lành, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Vết thương không lành rất dễ bị nhiễm trùng, thậm chí lan rộng và phải cắt cụt chân, trường hợp nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. 

2. Dấu hiệu hoại tử ngón chân ở người bệnh tiểu đường

Theo Tổ chức Y Tế thế giới thống kê, trung bình cứ 2 phút trôi qua sẽ có 2 bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt chi do biến chứng loét bàn chân. Nguyên nhân chính trong số này là do không biết chăm sóc vết thương đúng cách.

Do vậy, cần hết sức chú ý tới các dấu hiệu hoại tử ngón chân để chăm sóc vết thương đúng cách:

- Sưng đau ngón chân.

- Nóng ở các chi.

- Vòng đỏ > 0,5 cm bao quanh vết loét.

- Chảy mủ, có thể là mủ đục, trắng hoặc lẫn máu.

Trường hợp vết thương bị hoại tử khô, không sưng đỏ, đau hay nóng hoặc chảy mủ mà sẽ thâm đen và teo dần lại. Đây cũng là tình trạng nặng và cần nhập viện ngay để điều trị.

Xem thêm: Những nguyên nhân gây biến chứng bàn chân đái tháo đường cần lưu ý

3. Chăm sóc ngón chân bị hoại tử ở bệnh nhân tiểu đường

Nếu chẳng may bị hoại tử ngón chân người bệnh tiểu đường cần tuân thủ những lưu ý sau:

- Kiểm tra chân mỗi ngày, bao gồm kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn hay phồng rộp không. Người bệnh tiểu đường cũng cần phải theo dõi xem da có bị khô nứt, đỏ, nóng hay căng quá mức không.

- Khi có các vết thương cần rửa sạch chân bằng xà phòng trung tính, đặc biệt là kẽ chân. Sau khi rửa thì nên để khô chân và bôi kem dưỡng ẩm để làm mềm, tránh xuất hiện các vết nứt. Tuy nhiên, người bệnh không nên ngâm chân quá lâu trong nước để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết loét.

- Không cắt móng chân quá sâu hay làm tổn thương da khi cắt móng chân.

- Không đi chân trần, tránh va chạm mạnh dẫn đến tổn thương chân. Sử dụng dép đi trong nhà với chất liệu mềm mại.

- Không chườm nóng hoặc sưởi chân, ngâm chân bằng nước nóng, kể cả khi thấy lạnh hay tê bì chân.

Xử trí nhiễm trùng, ngón chân bị hoại tử ở người bệnh tiểu đường:

- Kiểm soát chuyển hóa, làm rộng vết thương, loại bỏ áp lực tại chỗ loét.

- Điều trị nhiễm khuẩn bằng kháng sinh phù hợp.

- Kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ như băng gạc bất hoạt vi khuẩn, plasma lạnh diệt vi sinh vật; kiểm soát màng biofilm, dịch tại vết thương, biểu bì hóa và các đường hầm tạo ra do sự mất tổ chức.

4. Làm thế nào để phòng tránh hoại tử bàn chân ở người tiểu đường?

Để dự phòng các biến chứng bàn chân tiểu đường ngay khi mới phát hiện mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý:

- Kiểm tra cả 2 bàn chân mỗi ngày, đặc biệt là giữa các ngón chân và lòng bàn chân.

- Tìm vết sưng, vết cắt, vết nứt, vết phồng rộp, vết loét, mẩn đỏ hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

- Luôn giữ bàn chân thật sạch.

- Không nên đi chân trần, đặc biệt trên nền đất bẩn, gồ ghề không bằng phẳng.

- Đi giày không vừa chân chiếm đến 1/2 các trường hợp phát triển vết loét tiểu đường trên chân. Nên chọn giày dép đúng cỡ, chất liệu tốt (da mịn, thông thoáng).

- Không nên đi giày mới quá 1 giờ mỗi ngày.

- Kiểm tra mặt trong giày, dép trước mỗi lần đi.

- Không đi dép, giày cao gót và các loại giày dép có dây kẹp giữa các ngón chân.

- Sử dụng tất mềm, êm, thấm hút mồ hôi; đổi tất mỗi ngày.

Xem thêm: Các biến chứng thần kinh nguy hiểm của bệnh tiểu đường

- Nên rửa bàn chân với nước ấm, xà phòng trung tính, để khổ, không ngân lâu.

- Rửa sạch tay, chân 2 lần/ngày bằng xà phòng và lau khô cẩn thận. Nếu da khô, có thể bôi kem dưỡng ẩm nhưng lưu ý tránh để kem ứ đọng tại các kẽ ngón tay, ngón chân.

- Tránh để bàn chân gần nguồn nhiệt cao có thể gây bỏng.

- Vệ sinh móng chân đúng cách, cắt ngắn móng chân. Lưu ý luôn cắt thẳng hàng để tránh móng mọc ngược và tránh gây xước móng khi cắt, tạo điều kiện hình thành vết thương hở.

- Không mặc quần quá bó sát hoặc các trang phục siết chặt từ phần đùi trở lên gây cản trở lưu thông máu đến chân.

- Vận động để lưu thông máu bàn chân.

- Tránh sử dụng các chất có hại như hút thuốc, uống rượu bia,…

- Kiểm soát đường huyết và cân nặng.

Nếu có vết thương bàn chân đái tháo đường hãy chú ý:

- Cần nghỉ ngơi và bất động chi bằng dụng cụ khi có vết thương.

- Sử dụng gạc thấm nước muối sinh lý đắp lên vết thương 15 phút/lần, mỗi 2 lần/ngày phòng bội nhiễm.

- Có thể bôi mỡ kháng sinh (Polysporin) sau khi rửa sạch.

- Sử dụng gạc không dính để băng vết thương, có thể dùng gạc tẩm dầu mù u.

- Tránh dùng các chất khử trùng mạnh và thuốc tẩy rửa: Oxy già, cồn iod đặc,…

- Tiêm phòng uốn ván khi có tổn thương.

- Sử dụng kháng sinh toàn thân phòng bội nhiễm.

Đặc biệt, nếu phát hiện bất thường hoặc tổn thương nghiêm trọng nên đến ngay các cơ sở y tế để gặp bác sỹ chuyên khoa.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X